Bỏ túi ngay 5 cách trị mụn cóc tại nhà vô cùng hiệu nghiệm

Tuy mụn cóc không phổ biến như các loại mụn khác, nhưng đây là vấn đề gây ám ảnh cực lớn đối với những người mắc phải. Vùng da có mụn cóc trông khá mất thẩm mỹ, có khi lây lan thành mảng lớn rất đáng sợ. Đừng lo, hãy bỏ túi ngay 5 cách trị mụn cóc tại nhà vô cùng hiệu nghiệm sau đây.

Mụn cóc là gì và nguyên nhân gây mụn cóc

1.    Nhận biết mụn cóc và nguyên nhân gây mụn cóc

Mụn cóc là tổn thương thượng bì trên da, xảy ra do nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus) thông qua vết trầy xước, tạo thành u nhỏ thô cứng trên da, bề mặt sần sùi, màu da, hơi hồng hoặc nâu.

Mụn cóc có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể với nhiều hình thái khác nhau, thường mọc ở bàn tay, cánh tay và cẳng chân. Đây là bệnh da liễu phổ biến ở cả nam và nữ, hay gặp nhất ở trẻ em vì hay tiếp xúc với môi trường có nhiều virus HPV (nghịch đất cát, cắn móng tay, không mang giày dép,…).Những người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS hoặc đã trải qua cấy ghép nội tạng cũng có nguy cơ cao mắc mụn cóc.

Tìm hiểu nguyên nhân mụn cóc để biết cách trị mụn cóc tại nhà
Tìm hiểu nguyên nhân mụn cóc để biết cách trị mụn cóc tại nhà

Mụn cóc dễ lây nhiễm từ vùng da này sang vùng da khác của người bệnh (do gãi, cào, chạm…) hoặc lây sang người khác (khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân). Da ngâm nước ẩm mềm hoặc nơi có vết trầy xước, vết cắt thường dễ bị nhiễm trùng và hình thành mụn cóc. Biết được những nguyên nhân gây mụn cóc như trên, bạn sẽ có cách trị mụn cóc thích hợp.

2.    Các loại mụn cóc

Dựa vào khu vực nổi mụn và hình dạng của mụn, mụn cóc được chia làm nhiều loại:

      Mụn cóc thông thường: xuất hiện ở bàn tay, ngón tay, xung quanh móng. Mụn cóc thường có hình chấm nhỏ màu đen, sần sùi.

      Mụn cóc dạng sợi mảnh: những nốt mụn mọc dài và mảnh trên da, thường ở xung quanh mắt, mũi, miệng và phát triển rất nhanh, lan rộng ra thành vùng lớn. Đây là loại mụn cóc hay thấy ở bệnh nhân bị nhiễm HIV khi cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch.

      Mụn cóc phẳng: là những nốt mụn nhỏ (khoảng 1 – 5mm) và ít sần sùi, phải quan sát kỹ hoặc sờ tay chạm mới nhận ra, hay nổi ngay trên mặt, khu vực mọc râu (nam giới) hoặc cổ, tay, bàn chân.

      Mụn cóc ở chân: thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân, gây khó chịu hay đau đớn khi di chuyển do chạm vào nốt mụn, có thể rộp và sưng lên, dễ chai hoặc chảy máu.

Các loại mụn cóc phổ biến
Các loại mụn cóc phổ biến

Những lưu ý cần biết để phòng ngừa mụn cóc

Kể cả bạn chưa mắc hay đã mọc mụn cóc, cũng cần lưu ý những điều sau để tránh nhiễm hoặc lây lan mụn. Có như thế thì các cách trị mụn cóc mới phát huy được tác dụng.

      Không cạo hay nặn mụn, tránh gây trầy xước khu vực có mụn để giảm nguy cơ lây lan virus.

      Không sử dụng dụng cụ móng tay cắt mụn cóc rồi dùng để bấm móng tay.

      Giữ làn da nơi có mụn cóc khô ráo nhất có thể, tránh da ẩm ướt vì sẽ tạo điều kiện cho mụn cóc phát triển.

      Rửa tay sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn sau khi chạm vào mụn cóc.

      Không sử dụng chung những vật dụng cá nhân (như khăn tắm, dao cạo râu…) với người khác.

      Thay đổi giày và vớ hàng ngày, tránh đi giày chật hoặc giày ẩm ướt. Không đi chung giày hay vớ với người khác.

      Nếu có mụn cóc ở chân thì nên dùng miếng đế lót, đệm lót giày để giảm đau.

Mách bạn 5 cách trị mụn cóc tại nhà đơn giản mà hiệu quả

1.    Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô

Một trong những cách trị mụn cóc tại nhà dân gian được áp dụng nhiều nhất là sử dụng lá tía tô. Trong lá tía tô chứa hai hoạt chất Limonene và Perillaldehyde, có thể ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV, giúp trị mụn cóc hiệu quả.

    Cách trị mụn cóc tại nhà bằng lá tía tôCách trị mụn cóc tại nhà bằng lá tía tô

Cách thực hiện như sau:

      Rửa sạch lá tía tô, giã nhuyễn.

      Vệ sinh bề mặt vùng da có mụn cóc, đắp lá tía tô lên nốt mụn.

      Dùng khăn sạch hoặc băng gạc bọc lá tía tô lại, nên thực hiện vào buổi tối.

      Sáng hôm sau, tháo băng, rửa sạch vùng da đã đắp lá tía tô.

      Sau vài tuần, các nốt mụn cóc teo nhỏ dần, tự bong ra và biến mất.

2.    Cách trị mụn cóc tại nhà bằng tỏi

Tỏi chứa hàm lượng lớn hoạt chất Allicin với khả năng sát trùng cực tốt. Do đó, sử dụng tỏi là cách trị mụn cóc an toàn và hiệu quả, tránh lây lan và ngăn mụn cóc quay lại.

Cách trị mụn cóc tại nhà bằng tỏi
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng tỏi

Cách thực hiện như sau:

      Lột vỏ vài tép tỏi, rửa sạch rồi giã nát, có thể lọc lấy nước cốt hoặc để nguyên.

      Vệ sinh bề mặt da có mụn cóc, thoa nước cốt tỏi hoặc đắp tỏi lên nốt mụn cóc.

      Giữ nguyên tỏi trên mụn cóc khoảng 2 – 3 tiếng, sau đó rửa sạch vùng da có mụn cóc lại bằng nước ấm.

      Thực hiện mỗi ngày trong vài tuần để mụn cóc tự bong ra và khỏi

Xem thêm: Mách bạn những cách trị mụn bằng nghệ hiệu quả nhanh chóng bất ngờ

3.    Cách trị mụn cóc bằng giấm táo

Theo kinh nghiệm dân gian, giấm táo chứa hoạt chất acid salicylic có khả năng ăn mòn các nốt mụn cóc, ngăn chặn sự lây lan của virus HPV. Do đó, cách trị mụn cóc ở tay dễ thực hiện và nhanh có hiệu quả nhất là sử dụng giấm táo.

Cách trị mụn cóc tại nhà bằng giấm táo
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng giấm táo

Bạn có thể chấm trực tiếp giấm táo lên nốt mụn cóc hoặc pha loãng cùng nước rồi thoa lên vùng da tay có mụn. Tuy nhiên, nếu có vết thương hở thì tránh sử dụng cách này. Sau 3 – 4 tiếng thoa giấm táo, hãy rửa sạch vùng da tay đó bằng nước ấm.

4.    Cách trị mụn cóc bằng Acid Salicylic

Mụn cóc vùng chân gây đau đớn bất tiện nhất và cũng khó trị nhất do dễ chai. Các chuyên gia da liễu khuyên rằng, cách trị mụn cóc ở chân dễ dàng là sử dụng Acid Salicylic (nồng độ từ 5 – 40%). Hoạt chất này có khả năng làm bong tróc lớp sừng mụn cóc, nhờ đó làm mỏng dần các nốt mụn cóc.

Dung dịch bôi trị mụn cóc Remowart là lựa chọn hợp lý cho bạn, với thành phần chính là hoạt chất Acid Salicylic và các tá dược khác như Acid lactic và flexible methylated, collidion.

Cách trị mụn cóc tại nhà bằng dung dịch Remowart
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng dung dịch Remowart

Để dung dịch Remowart phát huy tác dụng tối đa, trước khi bôi, bạn cần ngâm vùng da có mụn cóc trong nước ấm chừng 3 – 5 phút rồi lau khô nhẹ nhàng. Nhỏ 1 hoặc 2 giọt Remowart lên nốt mụn cóc, giữ nguyên cho tự khô. Khi đó, thuốc Remowart sẽ phản ứng hình thành một lớp màng mỏng mềm bao quanh nốt mụn cóc, bạn dùng dải băng gạc buộc lại hoặc dán băng keo cá nhân lên, tránh tiếp xúc với nước. Sau 24 tiếng, tháo ra rửa lại với nước ấm để làm sạch màng Remowart. Cuối cùng chà xát nhẹ nhàng nốt mụn cóc bằng đá mài mòn da.

Cần lưu ý, không bôi thuốc chứa Acid Salicylic với các vùng da lành, da bị sùi mào gà, niêm mạc, vết thương hở hay mụn ruồi.

Xem thêm: 7 cách trị mụn thịt quanh mắt bằng kinh nghiệm dân gian cực đỉnh

5.    Cách trị mụn cóc bằng dung dịch Wortie Liquid

Sử dụng dung dịch Wortie Liquid là cách trị mụn cóc đơn giản mà hiệu quả tại nhà. Sản phẩm có công dụng tối ưu với những hoạt chất chính:

      30% Glycolic-acid : Tác dụng loại bỏ lớp tế bào da chết, lớp da sừng trên bề mặt mụn cóc, giúp các hoạt chất khác thẩm thấu sâu hơn.

      10% Trichloro-acetic: Có khả năng loại bỏ các mô hình thành mụn cóc.

      60% Alcohol Denat: Tạo điều kiện cho dung dịch khô nhanh chóng chỉ sau 20 – 30 giây, tránh tình trạng lan ra nơi khác làm cháy da, rát da.

Cách trị mụn cóc tại nhà bằng dung dịch Wortie Liquid
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng dung dịch Wortie Liquid

Đặc biệt, trong mỗi hộp thuốc, có kèm 18 miếng băng dán chống thấm nước. Sau khi thoa dung dịch Wortie Liquid lên da thì dán băng keo, giúp giữ thuốc trên mụn cóc lâu hơn, tăng hiệu quả trị mụn cóc, tránh nhiễm khuẩn mô mụn cóc khi đang thoa thuốc và giảm nguy cơ lây lan mụn cóc. Sau khi thoa dung dịch Wortie Liquid khoảng 4 tiếng hoặc để qua đêm, bạn cần rửa sạch vùng da bằng nước ấm.

Thoa dung dịch Wortie Liquid là cách trị mụn cóc ở tay hiệu quả chỉ sau 8 lần (2 lần/tuần) hoặc lâu hơn đối với các mụn cóc khó chữa hoặc mụn cóc ở chân.

Trên đây là những cách trị mụn cóc tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. Nếu sau một thời gian tự điều trị tại nhà, mụn cóc vẫn không khỏi hoặc có dấu hiệu tăng trưởng lớn hơn, lan rộng, thì bạn cần đến ngay các cơ sở da liễu hoặc bệnh viện thăm khám và điều trị bằng các phương pháp khác như: đốt laser, áp lạnh, tiểu phẫu,…

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image