Những điều cần biết về đau khớp cổ chân

Đau khớp cổ chân là một tình trạng bệnh lý về xương khớp phổ biến hiện nay không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Vậy đau khớp cổ chân là bệnh gì? Nên uống thuốc gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng Hệ thống Nhà thuốc Việt tìm hiểu về những vấn đề này.

Đau khớp cổ chân là bệnh gì?

Đau khớp cổ chân là tình trạng đau nhức ở khớp vùng cổ chân, đây có thể là triệu chứng của rất nhiều nguyên nhân khác nhau như bong gân, viêm khớp, gout, thoái hóa khớp,…Dù vì bất kì nguyên nhân gì thì đau khớp cổ chân cũng gây ra nhiều phiền toái và khó khăn cho người bệnh trong những hoạt động hằng ngày.

dau khop co chan

Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp cổ chân.

Hiện tượng đau khớp cổ chân có thể chỉ diễn ra ở một bên như đau khớp cổ chân trái hoặc đau khớp cổ chân phải. Tuy nhiên cũng có trường hợp diễn ra ở cả 2 bên khớp cổ chân trái và phải.

Nguyên nhân gây ra đau khớp cổ chân

Chấn thương hay tai nạn

Hiện tượng thường gặp nhất là bong gân ở cổ chân. Là hiện tượng dây chằng ở xung quanh khớp cổ chân bị giãn ra quá mức dẫn đến rách một phần hoặc toàn bộ. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau khớp cổ chân và phần lớn ở những người trẻ tuổi do chấn thương khi chạy bộ, đi bộ hoặc tai nạn xảy ra trong công việc, chơi thể thao cường độ cao hay tai nạn giao thông,..

Những người bị đau khớp cổ chân do bong gân trật khớp thường có các biểu hiện như đau đớn khi di chuyển, vùng da xung quanh chỗ đau bị bầm tím, sưng tấy cổ chân,…

Quá trình thoái hóa khớp

Thoái hóa là quá trình diễn ra tự nhiên trong cơ thể khi quá trình phục hồi và tái tạo sụn khớp mới ở cổ chân không còn diễn ra mạnh mẽ. Các tổn thương không còn được phục hồi như trước. Những bệnh nhân bị đau khớp cổ chân do thoái hóa thường có các biểu hiện như: buổi sáng khi vừa thức dậy có cảm giác cơ bị co cứng và cảm thấy đau khi di chuyển hay cử động, dễ dàng nghe tiếng kêu răng rắc, lục khục ở khớp cổ chân.

Thoái hóa khớp cổ chân thường có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng thường gặp nhất là ở người lớn tuổi. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ra đau khớp cổ chân ở người lớn tuổi.

Các bệnh lý trong cơ thể

Gout

Gout là bệnh lý do hội chứng chuyển hóa của cơ thể gây. Khi đó hàm lượng acid uric trong máu tăng cao dẫn đến các tinh thể muối urat xuất hiện và lắng đọng ở các khớp gây đau. Bệnh nhân có cảm giác nóng và sưng ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái và cổ chân, cơn đau xuất hiện dữ dội và kéo dài trong vài giờ, cảm giác ngứa tại vị trí viêm và xuất hiện vùng tím đỏ xung quanh chỗ đau và sưng. 

Viêm khớp dạng thấp

Là bệnh viêm khớp tự miễn có tác động lên nhiều khớp trên cơ thể, trong đó khớp cổ chân cũng là nơi dễ bị tổn thương. Khi bị viêm khớp dạng thấp, màng hoạt dịch bị hư tổn do sụn khớp bị hao mòn, lâu dần gây nên tình trạng cứng khớp, viêm và đau. 

Đau khớp cổ chân có nên đi bộ không?

Thông thường khi có dấu hiệu đau nhức ở khớp cổ chân người bệnh thường có xu hướng lười vận động hơn và dành thời gian nhiều để nghỉ ngơi. Tuy nhiên việc tập luyện với các môn thể dục thể thao phù hợp giúp hỗ trợ quá trình phục hồi ở bệnh nhân bị đau khớp cổ chân.

dau khop co chan nen di bo

Đau khớp cổ chân nên tập luyện những môn thể thao phù hợp

Có nhiều bộ môn với cường độ thấp mà bệnh nhân đau khớp cổ chân có thể lựa chọn trong đó đi bộ là môn thể thao đơn giản, dễ thực hiện mà người bệnh nên lựa chọn. Ngoài lý do đơn giản, dễ thực hiện thì người bị đau nhức khớp cổ chân nên tập luyện đi bộ sẽ mang lại nhiều lợi ích khác như: 

  • Đi bộ chỉ tác động một lực nhẹ và vừa phải lên các khớp cổ chân nhưng giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu tới các vùng cổ chân, giúp làm giảm đau nhức, giúp người bệnh dễ chịu hơn
  • Giúp tăng cường tuần hoàn lưu thông mạch máu đến sụn khớp, làm tăng sự vận chuyển các chất dinh dưỡng đến vùng cổ chân, bàn chân để nuôi dưỡng các sụn khớp. Dịch khớp được luân chuyển tới các cấu trúc đầu sụn, đầu xương, dây chằng làm các sụn khớp được hoạt hoá, khớp được bôi trơn, tránh được khô khớp, cứng khớp
  • Kích thích tái tạo sụn khớp mới, tăng độ dẻo dai và tính đàn hồi của sụn khớp, hạn chế viêm khớp.
  • Tập luyện đi bộ mỗi ngày còn giúp duy trì cân nặng ổn định, giảm bớt cân nặng ở người bị thừa cân, béo phì giúp giảm áp lực trên hệ thống xương khớp nói chung và trên khớp cổ chân nói riêng.

Tuy nhiên vì sự tổn thương nằm ở khớp cổ chân, là bộ phận trực tiếp giúp chống và nâng đỡ trong quá trình di chuyển nên người bị đau khớp cổ chân cần lưu ý một số vấn để để quá trình tập luyện có hiệu quả và không làm trầm trọng thêm tình trạng đau nhức khớp cổ chân như:

  • Lựa chọn đoạn đường bằng phẳng, không gồ ghề, không nhiều chướng ngại vật để đi bộ.
  • Không đi chân đất mà sử dụng giày thể thao mềm, nhẹ, chống trơn và chống trượt.
  • Luôn dành 10-15 phút để khởi động trước khi đi bộ.
  • Thời gian đi bộ khoảng 30-40 phút mỗi ngày. Có thể chia làm 2 thời điểm là buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Luôn giữ đúng tư thế trong suốt quá trình đi là giữ cho cột sống thẳng, đầu hướng về phía trước, đồng thời đánh 2 tay nhịp nhàng ở 2 bên hông.
  • Không nên di chuyển quá nhanh, quá gấp gáp hay sải chân quá dài. 
  • Nên dừng việc đi bộ ngay có cảm giác đau nhức xuất hiện và tăng lên. Cần thư giãn và nghỉ ngơi ngay lúc này.
  • Nếu các khớp cổ chân đang sưng, đau, nóng đỏ, khó vận động thì không nên tập luyện, cần nghỉ ngơi.

Đau khớp cổ chân uống thuốc gì?

Chúng ta biết rằng đau khớp cổ chân là triệu chứng thể hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Chính vì vậy để điều trị đau khớp cổ chân, trước tiên cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này để có phương pháp điều trị phù hợp, giúp điều trị tận gốc nguyên nhân và đẩy nhanh quá trình phục hồi cho người bệnh.

dau khop co chan uong thuoc gi

Cần xác định nguyên nhân gây đau khớp cổ chân để có phương pháp điều trị thích hợp.

Sử dụng thuốc để giảm đau ở khớp cổ chân là lựa chọn được nhiều người bệnh và các bác sĩ sử dụng nhằm chế ngự những cơn đau phiền toái gây ra. Việc sử dụng giúp chống viêm và khắc phục triệu chứng đau nhức, tê, sưng ở khớp cổ chân. Một số thuốc phổ biến được sử dụng như:

Thuốc giảm đau thông thường

Phổ biến nhất là các loại thuốc có chứa hoạt chất Paracetamol

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Phổ biến như ibuprofen, meloxicam, etodolac, piroxicam… Đây là loại thuốc giúp ngăn chặn phản ứng viêm, không để lan rộng và hỗ trợ giảm đau. 

Thuốc giãn cơ

Cyclobenzaprine và Baclofen. Giúp làm giảm cứng khớp, giãn cơ từ đó giúp bệnh nhân giảm đau và cử động dễ dàng hơn. 

Thuốc tiêm

Với những bệnh nhân có tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ thường chỉ định tiêm Corticoid tại chỗ. Việc này cần được thực hiện bởi các bác sĩ hay chuyên gia có kinh nghiệm và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân sau tiêm.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng việc sử dụng những loại thuốc trên không giúp giải quyết triệt để nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức khớp gối. Khi sử dụng thuốc chỉ giúp giải quyết cơn đau tạm thời, cho người bệnh cảm giác “lành bệnh” ngay lúc đó nhưng sau đó cơn đau chắc chắn sẽ quay trở lại. Chính vì vậy người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân chính xác gây ra đau nhức ở khớp cổ chân để có phương pháp điều trị tận gốc tình trạng này. Ngoài ra việc sử dụng các loại thuốc để giảm đau cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn. Tránh việc tự ý ngưng dùng thuốc hoặc tăng liều lượng sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ có hại cho bệnh nhân.

Đau khớp cổ chân là tình trạng thường gặp nên nhiều người có tâm lý coi thường, không để ý tới. Tuy nhiên điều này rất nguy hiểm vì có thể đó là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng trong cơ thể như gout, viêm khớp dạng thấp,.. Chính vì vậy cần xác định đúng nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời khi có tình trạng đau xảy ra, giảm thiểu biến chứng về sau cho người bệnh.

Hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Nhà thuốc Việt nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn những thông tin đúng và phù hợp nhất.

Xem thêm: Thoái hóa đốt sống lưng nên tập gì?

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image