Thành phần Thuốc Bromhexin 8mg
- Bromhexine………………………………………………8mg
Công dụng Thuốc Bromhexin 8mg
Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Làm tan đờm trong viêm khí phế quản.
- Viêm phế quản mạn tính.
- Các bệnh phế quản – phổi mạn tính.
- Ngoài ra Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.
Thuốc Bromhexin 8mg
Dược lực học
Bromhexin Hydroclorid là chất điều hoà và tiêu nhầy đường hô hấp. Do hoạt hóa sự tổng hợp Sialomucin và phá vỡ các sợi Mucopolysaccharid Acid nên thuốc làm đờm loãng hơn và ít quánh hơn. Thuốc làm long đờm dễ dàng hơn, nên làm đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.
Khi uống, thường phải sau 2 – 3 ngày mới có biểu hiện tác dụng trên lâm sàng.
Dược động học
Bromhexin Hydroclorid hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và bị chuyển hoá bước đầu ở gan rất mạnh, nên sinh khả dụng khi uống chỉ đạt 20 – 25%. Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của Bromhexin Hydroclorid. Nồng độ đỉnh trong huyết tương, ở người tình nguyện khoẻ mạnh, đạt được sau khi uống, từ nửa giờ đến 1 giờ.
Bromhexin Hydroclorid phân bố rất rộng rãi vào các mô của cơ thể. Thuốc liên kết rất mạnh (trên 95%) với protein của huyết tương.
Bromhexin bị chuyển hoá chủ yếu ở gan. Đã phát hiện được ít nhất 10 chất chuyển hoá trong huyết tương, trong đó, có chất Ambroxol là chất chuyển hoá vẫn còn hoạt tính. Nửa đời thải trừ của thuốc ở pha cuối là 12 – 30 giờ tùy theo từng cá thể, vì trong pha đầu, thuốc phân bố nhiều vào các mô của cơ thể. Bromhexin qua được hàng rào máu não, và một lượng nhỏ qua được nhau thai vào thai.
Khoảng 85 – 90% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu là dưới dạng các chất chuyển hoá, sau khi đã liên hợp với Acid Sulfuric hoặc Acid Glucuronic và một lượng nhỏ được thải trừ nguyên dạng. Bromhexin được thải trừ qua phân rất ít, chỉ khoảng dưới 4%.
Cách dùng Thuốc Bromhexin 8mg
Bromhexin được khuyên dùng đường uống với một cốc nước.
Liều dùng Thuốc Bromhexin 8mg
- Liều dùng Bromhexin thông thường cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Uống mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần.
- Liều dùng Bromhexin thông thường cho trẻ em 5 – 10 tuổi: Uống mỗi lần ½ viên, ngày 3 lần.
- Liều dùng có thể khác nhau đối với mỗi bệnh nhân. Liều bạn uống phụ thuộc vào tuổi, sức khoẻ và các điều kiện khác của bạn. Hãy trao đổi với bác sĩ kê toa hoặc bác sĩ về liều lượng thích hợp của bạn.
Chống chỉ định Thuốc Bromhexin 8mg
Thuốc Bromhexin chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân nhạy cảm với Bromhexin hay các thành phần khác của thuốc.
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và phụ nữ cho con bú.
Tác dụng phụ Thuốc Bromhexin 8mg
Khi sử dụng thuốc Bromhexin bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Tác dụng phụ hiếm gặp các trường hợp như:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Dị ứng trên da.
Có thể làm nặng thêm tình trạng ứ đờm trong phế quản ở một vài bệnh nhân không tự khạc đàm được.
Không phải bệnh nhân nào cũng gặp tất cả các tác dụng phụ kể trên. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra. Trong quá trình sử dụng sản phẩm, nếu bệnh nhân thấy xuất hiện các tác dụng phụ hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì nên đến trung tâm cơ sở y tế gần đó nhất để nhận được sự tư vấn của bác sĩ điều trị, dược sĩ tư vấn và nhân viên y tế.
Thận trọng khi sử dụng Thuốc Bromhexin 8mg
Trong khi dùng Bromhexin cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.
Bromhexin, do tác dụng làm tiêu dịch nhầy, nên có thể gây huỷ hoại hàng rào niêm mạc dạ dày, vì vậy khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày phải rất thận trọng.
Cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân hen, vì bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.
Sự thanh thải bromhexin và các chất chuyển hoá có thể bị giảm ở bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận nặng, nên cần phải thận trọng và theo dõi.
Cần thận trọng khi dùng bromhexin cho người cao tuổi hoặc suy nhược, quá yếu không có khả năng khạc đờm có hiệu quả do đó càng tăng ứ đờm.
Sản phẩm nên bỏ đi sau khi đã dùng hết số lần sử dụng ghi trên nhãn hoặc quá 2 tháng sau khi mở nắp hộp vì có thể liều lượng không còn đảm bảo nữa.
Sử dụng đúng liều, không nên tự ý tăng hay giảm liều, vì như thế có thể gây ra các phản ứng quá mẫn, hoặc làm giảm hiệu quả điều trị sản phẩm.
Để xa tầm với trẻ em để tránh việc ăn nhầm sản phẩm, có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho đường tiêu hóa và gây ra một số bệnh lý khác cho cơ thể. Nếu có ăn nhầm, cần phải ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Bệnh nhân không tự ý dừng sản phẩm mà phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ, nên giảm dần liệu lượng, việc tự ý dừng sản phẩm có thể gây giảm miễn dịch của cơ thể, và có thể làm tăng triệu chứng của một số bệnh.
Khi ngưng sử dụng sản phẩm cần giảm từ từ, không nên dừng đột ngột. Không nên bỏ quá 2 liều liên tiếp.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không quan sát thấy ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai và cho con bú
Không sử dụng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu và phụ nữ cho con bú.
Tương tác thuốc
Không phối hợp với thuốc làm giảm tiết dịch (giảm cả dịch tiết khí phế quản) như các thuốc kiểu Atropin (hoặc Anticholinergic) vì làm giảm tác dụng của Bromhexin.
Không phối hợp với các thuốc chống ho.
Dùng phối hợp bromhexin với kháng sinh (Amoxicillin, Cefuroxim, Erythromycin, Doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản. Như vậy, bromhexin có thể có tác dụng như một thuốc bổ trợ trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, làm tăng tác dụng của kháng sinh.
Trong quá trình sử dụng sản phẩm, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích để tránh làm ảnh hưởng tới hoạt động của hoạt chất.
Bảo quản
- Bảo quản thuốc ở dưới 30°C, để nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp, phòng chống ẩm. Không để sản phẩm ở nơi trẻ em có thể với được.
- Để ý bề ngoài sản phẩm, nếu thấy vỏ sản phẩm có dấu hiệu bị hở, sản phẩm bị đổi màu, chảy nước hoặc đã bị biến dạng, thì không sử dụng sản phẩm.
Xuất xứ thương hiệu
Việt Nam
Nhà sản xuất
Công ty Cổ phần dược phẩm 3/2 (F.T.Pharma).
Quy cách đóng gói
Hộp 10 vỉ x 20 viên.
Số đăng ký
VD-17372-12.