Mụn nước ngứa ở tay là một vấn đề da liễu thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, mặc dù không gây nguy hiểm nhưng lại dễ tạo sự khó chịu và phiền toái cho người mắc phải. Vậy khi tay bị nổi mụn nước ngứa phải làm sao? Cần làm gì để xử lý khi gặp tình trạng này? Nhà thuốc Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và tư vấn cách giải quyết hiệu quả trong bài viết sau đây.
Tìm hiểu nguyên nhân gây nổi mụn nước ngứa ở tay

Mụn nước ở tay thường xuất hiện dưới tình trạng các vết bọc mụn có chứa dịch lỏng, tạo ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Các mụn nước này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng hoặc bệnh lý về da. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:
Cơ thể suy giảm khả năng giải độc
Tay nổi mụn nước ngứa có thể xuất phát từ tình trạng khả năng giải độc của cơ thể bị suy giảm. Lúc này, gan thường bị suy giảm chức năng và đang mắc các bệnh lý như nóng gan, gan nhiễm mỡ,… làm ảnh hưởng đến hoạt động giải độc. Đồng thời, nhiều yếu tố như kích thích, phản xạ kích ứng tấn công cơ thể tạo điều kiện cho mụn nước ở tay xuất hiện.
Tiếp xúc với hóa chất
Da có thể bị nổi mụn nước hoặc phồng rộp do tiếp xúc với nhiều loại hoá chất như: mỹ phẩm, dung môi, chất tẩy rửa, khí mù tạt, niken sunfat (dùng trong mạ điện), Balsam của Peru (cao bôi ngoài da), hoặc do côn trùng cắn, đốt.
Bên cạnh đó, rất có thể da đã tiếp xúc với những thành phần gây kích ứng như bụi bẩn, không khí ô nhiễm, nước bị nhiễm bẩn,… Hoặc cơ thể vô tình ăn phải các loại sữa, hải sản, đậu phộng,… trong một thời gian dài.
Bệnh lý
Hiện tượng nổi mụn nước ngứa ở tay và các bộ phận khác trên người có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý như thuỷ đậu, zona thần kinh, mụn rộp, chàm da, chốc lở da đầu, bệnh Dyshidrosis, bệnh Pemphigoid, bệnh Pemphigus, viêm da Herpetiformis, hội chứng bức xạ da, bệnh tiểu đường, Epidermolysis bullosa,…
Da bị bỏng
Bỏng da có thể gây nổi mụn nước ở tay hoặc chân, tuỳ vào mức độ nghiêm trọng mà tình trạng mụn nước sẽ khác nhau. Cụ thể như bỏng độ 1 sẽ gây ảnh hưởng đến lớp da trên cùng, xuất hiện tình trạng mẩn đỏ, sưng nhẹ, da mềm chuyển thành màu trắng khi ấn vào, gây phồng rộp sau vài ngày.
Bỏng độ 2 sẽ khiến cho da đỏ bừng, nổi mụn nước và gây ra cảm giác đau đớn; đồng thời xuất hiện vết phồng rộp. Bỏng độ 3 gây ảnh hưởng đến sâu trong da, làm da có màu nâu sẫm hoặc trắng, cần được chăm sóc y tế nhanh chóng.
Ma sát
Tình trạng ma sát, cọ xát lặp đi lặp lại trên da có thể gây ra mụn nước ở bàn tay hoặc bàn chân. Lý do bàn tay hoặc bàn chân là khu vực tiếp xúc thường xuyên, dễ bị mài mòn trong nhiều hoạt động. Các lớp sừng da bên dưới cấu trúc lòng bàn tay/bàn chân cũng dễ nổi mụn nước hơn các khu vực khác.
>>> Xem ngay: Triệu chứng nổi mụn nước khắp người và cách điều trị hiệu quả
Tay bị nổi mụn nước ngứa phải làm sao? Cách chữa nổi mụn nước ở tay tại nhà

Vậy khi tay bị nổi mụn nước ngứa phải làm sao? Hiện nay, có nhiều cách để chăm sóc da khi bị nổi mụn nước tại nhà như tăng cường độ ẩm cho da, rửa tay bằng nước muối ấm, đeo dụng cụ bảo hộ tay, điều chỉnh lại chế độ ăn uống,… Hãy cùng Nhà thuốc Việt tìm hiểu chi tiết hơn dưới đây.
- Bổ sung độ ẩm cho làn da: Bạn có thể tìm mua các sản phẩm dưỡng da phù hợp, hoặc dùng nha đam để đắp lên da. Phương pháp sẽ giúp giảm triệu chứng sưng tấy của mụn nước, đồng thời giúp tăng cường độ ẩm cho da, tránh việc vỡ mụn nước và hình thành các mảng da khô.
- Rửa tay bằng nước muối ấm: Chuẩn bị nước ấm khoảng 40 độ, độ muối tinh sạch vào cho hoà tan. Sau đó ngâm tay trong khoảng 15 phút, rồi rửa lại với nước và dùng khăn thấm khô. Cách này sẽ giúp kháng khuẩn, loại bỏ tế bào da chết, giảm sưng viêm, hấp thụ dầu nhờn cho da hiệu quả.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Để giúp cơ thể tăng sức đề kháng và hỗ trợ gian đào thải độc tố hiệu quả, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây, rau xanh, không dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ, không uống rượu bia, thuốc lá,… từ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân, vi khuẩn gây bệnh tốt hơn.
- Đeo găng tay bảo hộ: Để tránh cho da tay tiếp xúc với hóa chất độc hại, bạn nên trang bị thêm dụng cụ bảo hộ như găng tay để bảo vệ da tốt hơn.
Bị mụn nước ở tay bôi thuốc gì? Uống thuốc nào?

Khi bị nổi mụn nước ngứa ở tay, bạn hãy tìm các loại thuốc chứa Corticosteroid hoặc thuốc mỡ để bôi. Để giúp điều trị nhanh hơn, có thể băng kín vùng da bị nổi mụn sau khi thoa thuốc. Đồng thời, có thể uống thêm thuốc kháng sinh khi mụn nước ở tay có nguy cơ hoặc dấu hiệu nhiễm trùng da.
Trường hợp nào nên khám bác sĩ khi da bị nổi mụn nước ngứa?

Khi da bị nổi mụn nước ngứa, bạn nên đến bác sĩ da liễu để thăm khám trực tiếp nếu rơi vào các trường hợp sau:
- Mụn nước trên da không được cải thiện sau khoảng một tuần, kèm theo ngứa rát và đau sưng nặng lên.
- Mụn nước có dấu hiệu làn rộng và nặng lên, làn da bị đỏ sưng.
- Xuất hiện vấn đề nhiễm trùng, điển hình là mụn nước ở tay bị mưng mủ.
- Cơ thể bị sốt
Kết luận
Tay bị nổi mụn nước ngứa phải làm sao? Chắc hẳn qua bài viết trên đây, bạn đã có câu trả lời cho mình. Khi gặp tình trạng nổi mụn nước ngứa trên tay, điều quan trọng là cần phải xác định rõ nguyên nhân, từ đó mới có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu sau khoảng 1 tuần mà vấn đề mụn nước trên da vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám kỹ lưỡng. Bạn có thể liên hệ ngay với đội ngũ dược sĩ Nhà thuốc Việt để được tư vấn nhanh chóng về tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp.
Thông tin liên hệ:
- Hotline/Zalo: 039 8883 456 – 098 5508 450
- Fanpage: facebook.com/hethongnhathuocViet
- Nhà thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11. TP.HCM
- Nhà thuốc Bảo Châu: 24 Lê Lâm, Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, TP. HCM

Nguyễn Thị Thu Hiền
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền tốt nghiệp chuyên ngành Dược, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Mặc dù không khoác lên mình áo blouse trong quá trình hành nghề phục vụ sức khỏe cho cộng đồng, nhưng Dược sĩ Thu Hiền vẫn không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn và những kỹ năng khác để cung cấp thông tin cấp thiết và hữu ích nhất đến với bạn đọc.