Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là bệnh gì? Làm thế nào để cải thiện?

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là tình trạng rất nhiều người gặp phải, gây khó chịu và bất tiện trong ăn uống hoặc khi nói chuyện cho người mắc phải. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng trên là gì? Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là bệnh gì và làm thế nào để cải thiện? Hãy cùng Hệ thống Nhà Thuốc Việt tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân không ho nhưng có đờm ở cổ họng do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng. Cụ thể, tình trạng này xuất hiện khi bạn gặp một trong những vấn đề sau:

Nhiễm trùng đường thở

Khi bị vi khuẩn, virus từ môi trường bên ngoài tấn công đường hô hấp sẽ tạo nên những tổn thương nhất định ở đường hô hấp. Khi bị tổn thương, hệ hô hấp sẽ tiết ra nhiều chất dịch nhầy hơn so với bình thường. Biểu hiện rõ ràng nhất ở những người bị nhiễm trùng đường thở là có nhiều đờm ở cổ họng nhưng không ho.

Dị ứng

Với những người có cơ địa mẫn cảm, khi tiếp xúc với một số tác nhân như bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật, mùi hóa chất,… rất dễ bị dị ứng. Lúc này, đường hô hấp sẽ kích thích phản xạ tiết ra chất dịch đờm nhiều hơn để đào thải các dị vật này ra khỏi đường thở. Trong trường hợp này, tình trạng xuất hiện đờm ở cổ họng đều không gây ho hoặc ho rất ít.

Do lệch vách ngăn mũi

Những người có vấn đề về cấu trúc mũi, dị hình, vách ngăn mũi bị lệch bẩm sinh hoặc chấn thương do ngoại lực tác động, cổ họng bị thương,… cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể sản sinh dịch đờm trong cổ họng nhiều mà không gây ho.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng
Xem thêm: cách trị ho

Ô nhiễm môi trường, khói bụi, khói thuốc lá

Thường xuyên hút thuốc lá, hít phải khói bụi và mùi rác thải do môi trường ô nhiễm trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp; khiến các lớp niêm mạc phổi, niêm mạc mũi và phế quản bị tổn thương, từ đó gây rối loạn hệ thống chế tiết ở đường hô hấp làm cho dịch đờm tiết ra nhiều và ứ đọng lại trong vùng họng.

Do đặc thù công việc

Những người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất công nghiệp có nguy cơ gặp phải các bệnh lý về đường hô hấp.

Ăn nhiều các loại thực phẩm có khả năng làm tăng tiết dịch đờm

Cảm cúm khiến cổ họng bị viêm nhiễm hay chỉ đơn giản bị kích ứng do uống đá lạnh rất nhạy cảm. Lúc này, nếu người bệnh sử dụng các loại thực phẩm như sữa, trứng, ngũ cốc, lúa mì,… sẽ càng làm tăng khả năng tăng tiết dịch đờm tích tụ trong cổ họng.
Ngoài các nguyên nhân trên, một số thói quen xấu như uống quá ít nước, nghiện rượu bia, các chất kích thích, lười vận động gây suy giảm sức đề kháng,… cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng.

Không ho nhưng có đờm trong cổ họng là bệnh gì?

Bên cạnh các nguyên nhân vừa kể trên, tình trạng không ho nhưng có đờm trong cổ họng còn là dấu hiệu đặc trưng của một số bệnh lý sau đây.

Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là bệnh lý mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, rất khó điều trị dứt điểm. Một trong những dấu hiệu đầu tiên biểu hiện cho bệnh lý này là tình trạng tiết nhiều dịch đờm trong cổ họng nhưng không ho hoặc ho khan, kèm theo các triệu chứng như: ngứa rát họng, khó thở, tức ngực, nổi hạch, hắt hơi, sổ mũi, có cảm giác nuốt vướng,…

Cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh lý đường hô hấp thường gặp, ó thể gây ho khan hoặc không ho nhưng cổ họng lại tích tụ rất nhiều dịch đờm, nhất vào ban đêm và sáng sớm.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây kích thích cổ họng và làm tăng tiết dịch đờm. Trong giai đoạn đầu, người bệnh thường ít ho, khạc ra đờm có màu vàng hoặc màu xanh do viêm nhiễm.

Viêm amidan

Bệnh viêm amidan có dấu hiệu đặc trưng là cổ họng tiết nhiều dịch đờm kèm theo các triệu chứng như sưng và đau họng, sốt, nuốt đau,…. Ở giai đoạn bội nhiễm, dịch còn có mùi hôi tanh khó chịu.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản khiến lượng axit dịch vị ứ đọng lại gây kích thích đến cổ họng và sản sinh nhiều dịch nhầy hơn mức bình và không gây ho, kèm theo số triệu chứng khác như ợ chua, ợ hơi, đau rát họng, khó nuốt, khàn giọng,…
Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một trong những bệnh lý đường hô hấp cực kỳ nguy hiểm. Ngoài triệu chứng có đờm ở cổ họng nhưng không ho, bệnh còn kèm theo các biểu hiện như khàn giọng, mất tiếng, khạc đờm ra máu, ù tai, tức ngực, khó thở, thở khò khè, mệt mỏi, sụt cân,…
Ngoài ra, một số bệnh lý khác như viêm phổi, lao phổi, ho gà, viêm họng, sởi, thủy đậu,… cũng có thể làm xuất hiện dịch đờm trong cổ họng nhưng không gây ho.

Phân biệt màu đờm để nhận biết sớm bệnh lý đang mắc phải

  • Đờm xanh hoặc vàng: Có thể bạn đang bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus, viêm xoang,…
  • Đờm trắng đục: Có thể do viêm amidan, cảm lạnh, viêm đường hô hấp,…
  • Đờm đen: Có thể là nhiễm nấm, viêm phổi, vi khuẩn do hít phải nhiều hóa chất, khí độc hại,…
  • Đờm màu nâu: Có thể do hút thuốc nhiều, làm việc và sinh sống trong môi trường ô nhiễm, hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng.

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng nguy hiểm không?

Tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng có thể xuất phát từ nguyên nhân nguy hiểm hoặc không, điều này còn phụ thuộc vào thời gian và tần suất xuất hiện tình trạng.
Nếu tình trạng có đờm ở họng nhưng không ho chỉ xuất hiện trong vòng 1 – 2 tuần rồi hết và không tái phát lại thì người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài và tái phát nhiều lần, bệnh sẽ có nguy cơ tiến triển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó khăn trong việc điều trị dứt điểm.
Đặc biệt, nếu không ho nhưng có đờm ở cổ họng xuất phát từ những bệnh lý nguy hiểm như ung thư vòm họng, viêm viêm phổi, nhồi máu phổi,… người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi xuất hiện tình trạng có đờm ở cổ họng nhưng không ho kéo dài, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng?

Dưới đây là một số cách chăm sóc tại nhà để cải thiện tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng hiệu quả.

Súc miệng bằng nước muối

Để cải thiện tình trạng có đờm trong cổ họng nhưng không ho, người bệnh hãy duy trì thói quen súc miệng 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có khả năng rửa trôi dịch nhầy trong mũi họng, loại bỏ các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài bám vào, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Uống nước ấm

Uống nước ấm sẽ giúp làm dịu cổ họng, cân bằng độ ẩm niêm mạc, đặc biệt giúp dịch nhầy ứ đọng tại cổ họng được đánh tan và tống ra ngoài dễ dàng. Do đó, người bệnh nên uống nước ấm mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm một số loại nước ép để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Uống nước ấm giúp cải thiện tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng

Uống nước ấm giúp cải thiện tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng

Sử dụng chanh tươi

Chanh tươi là loại quả chứa hàm lượng vitamin C cao có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể. Sử dụng chanh tươi sẽ giúp giảm đau rát và loại bỏ đờm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng 1 ly chanh muối hoặc chanh đường mỗi ngày hoặc ngậm một lát chanh tươi với mật ong vào mỗi sáng để cải thiện tình trạng đờm ở cổ họng.
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những nguyên nhân gây ra tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng và cách cải thiện hiệu quả. Ngoài một số nguyên nhân thông thường thì tình trạng có đờm ở cổ họng nhưng không ho cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm nên cần được thăm khám để điều trị kịp thời.
Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi