Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do đâu? Cách khắc phục ra sao?

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Lê Thanh Thanh
Tình trạng trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng vì không biết trẻ đang gặp vấn đề gì. Thực tế, đây là tình trạng phổ biến và thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp khác. Cùng Hệ thống Nhà Thuốc Việt tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu về tình trạng trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi và cách xử lý khi gặp phải nhé.

Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng chảy nước mũi, phải kể đến một vài yếu tố sau:

Viêm mũi dị ứng

Ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, việc tiếp xúc với các tác nhân dường như vô hại như lông thú cưng hay phấn hoa sẽ có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch gây viêm, khiến cơ thể có biểu hiện như bị cảm lạnh.
Ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, việc tiếp xúc với các tác nhân dường như vô hại như lông thú cưng hay phấn hoa sẽ có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, khiến niêm mạc mũi bị sưng lên, dẫn đến các triệu chứng giống như bị cảm lạnh:
  • Phát ban
  • Ho khan
  • Sổ mũi
  • Hắt xì
  • Đau tai, khó nghe
  • Đau mặt, đau đầu
  • Chảy nước mắt, ngứa
Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do nhiều nguyên nhân gây ra

Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do nhiều nguyên nhân gây ra

Cảm lạnh, cảm cúm

Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi kèm theo các biểu hiện khác như sốt, ho, hắt hơi,… thì bố mẹ có thể nghi ngờ bé đang bị cảm cúm, cảm lạnh. Virus cúm tấn công, cơ thể sẽ phản ứng lại và làm sưng niêm mạc, dẫn đến nghẹt mũi. Trong một số trường hợp, cảm lạnh, cảm cúm có thể khiến trẻ có dịch nhầy. Tuy nhiên, nếu dịch nhầy không được thoát ra ngoài, chúng sẽ tích tụ khiến bé bị ngạt mũi nhưng không chảy nước mũi.

Cấu trúc mũi bất thường

Lệch vách ngăn mũi do bẩm sinh hoặc do chấn thương có thể khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Vách ngăn mũi bị lệch một bên sẽ làm một bên mũi bị sung huyết hơn bên còn lại, gây ra hiện tượng nghẹt mũi nhưng có có nước mũi. Ngoài ra, bất thường về cấu trúc mũi có thể gây ra các triệu chứng khác như:
  • Nhức đầu
  • Khó thở
  • Chảy máu mũi
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Nhiễm trùng xoang mãn tính

Có dị vật trong mũi cho bé

Mắc dị vật trong mũi thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Những vật này gây nghẹt một hoặc hai bên mũi, thậm chí làm chảy máu mũi và tắc nghẽn đường thở của bé. Trong trường hợp này, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được gắp dị vật ra. Tuyệt đối không tự ý lấy dị vật trong mũi bé tại nhà. Điều này có thể đẩy dị vật vào sâu hơn và gây tổn thương niêm mạc mũi.

Chứng nghẹt mũi sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do khi chào đời không được lấy hết chất nhầy trong mũi. Trẻ dưới 2 tháng tuổi chưa biết thở bằng miệng nên nghẹt mũi kéo dài sẽ khiến bé khó chịu, khó thở, dẫn đến khó bú, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được làm sạch mũi.
Chứng nghẹt mũi sơ sinh

Chứng nghẹt mũi sơ sinh

Dấu hiệu trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Một số dấu hiệu của trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi dễ nhận biết:
  • Bé thở có tiếng khò khè, tiếng rít nhẹ
  • Bé thở ồn ào do mũi không thông khí
  • Bé ngáy khi ngủ
  • Đôi khi bé phải thở bằng miệng
  • Bé khó chịu nên có thể kèm theo quấy khóc, không chịu ăn.

Cách khắc phục tình trạng trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Đối với các bé bị ngạt mũi thông thường, mẹ có thể thực hiện các giải pháp sau để tình trạng ngạt mũi của con thuyên giảm hơn:

Vệ sinh mũi cho bé đúng cách

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi khó thở, mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý đúng cách nhằm giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, thông thoáng đường hô hấp hơn. Nhỏ khoảng 2-3 giọt vào từng bên mũi của trẻ sau đó mát xa nhẹ nhàng để dịch nhầy có thể bong ra dễ dàng, sau đó sử dụng bông tăm hoặc gạc mềm để từ từ lấy dịch nhầy ra. Mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để làm việc này dễ dàng và hiệu quả hơn.
Chú ý rằng chỉ nên rửa mũi cho bé 2 lần/ ngày khi trẻ đang gặp các vấn đề về đường hô hấp như sổ mũi, ngạt mũi. Tuyệt đối không quá lạm dụng bởi có thể khiến niêm mạc mũi của bé mất cân bằng và dễ bị tổn thương hơn.
Vệ sinh mũi cho bé đúng cách

Vệ sinh mũi cho bé đúng cách

Giữ ấm vùng cổ, ngực

Mẹ cần chú ý những bộ phận nhạy cảm như vùng cổ, ngực để giúp bé luôn cảm thấy ấm áp, ngăn chặn tình trạng bé có thể bị ngạt mũi, cảm lạnh bất cứ lúc nào.

Chế độ bú mẹ hợp lý

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ có thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện nhất ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt khi bị ngạt mũi, sữa mẹ sẽ giúp bé tránh mất nước do tình trạng thở không đúng cách gây ra. Ngoài ra, mẹ nên chia nhỏ các lần cho trẻ bú để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong việc bú mẹ, đồng thời không gây ra cảm giác mệt mỏi, chán ăn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Giữ cho phòng sạch sẽ

Mẹ cần đảm bảo môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ, tránh bụi bẩn là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.

Một số lưu ý khi trị ngạt mũi cho trẻ

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Khi dùng thuốc phải có sự đồng ý của bác sĩ về liều lượng, đường dùng cụ thể hạn chế mọi rủi ro.
  • Trước khi chăm sóc các bé, ba mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh bụi bẩn và vi khuẩn vào mũi trẻ.
  • Không dùng miệng hút dịch hay bụi bẩn từ mũi trẻ. Bởi hành động này sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, tạo cơ hội cho nhiều vi khuẩn phát triển trong mũi trẻ. Từ đó có thể phát sinh thêm nhiều bệnh lý khác.
  • Không áp dụng các bài thuốc dân gian, các mẹo lưu truyền mà chưa được kiểm chứng.
  • Luôn luôn theo dõi triệu chứng của trẻ, có bất thường cần đưa trẻ đi khám ngay. Bé cần được khám để sàng lọc các yếu tố nguy cơ cũng như triệu chứng để phát hiện bệnh kịp thời, nếu kéo dài có thể gây ra các biến chứng không đáng có.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những thông tin liên quan đến tình trạng trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi và cách xử lý. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn trong việc chăm sóc trẻ.
Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi