Giải đáp: Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không?

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng đối với phụ nữ, nhưng trong thai kỳ không phải ai cũng được thuận lợi, may mắn để đón em bé chào đời. Mang thai ngoài tử cung là một trong những vấn đề chứa nhiều nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của thai phụ. Vậy thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không? Bài viết sau đây của Nhà Thuốc Việt sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề trên, hãy cùng theo dõi nhé.

Triệu chứng thường gặp của tình trạng mang thai ngoài tử cung

Những mẹ bầu chửa ngoài tử cung cũng sẽ xuất hiện những dấu hiệu như chị em mang thai bình thường. Chẳng hạn như chậm kinh, đau bụng, ngực căng tức, buồn nôn,… Cụ thể là:

Chậm kinh

Đây là dấu hiệu bất cứ mẹ bầu nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu mang thai ngoài tử cung thường bị rối loạn kinh nguyệt, có tháng bị muộn, có tháng bị sớm nên rất khó nhận biết được dấu hiệu này.

Đau bụng

Khi chửa ngoài tử cung, chị em sẽ thấy đau bụng ở vị trí thai làm tổ hoặc đau bụng dưới. Nhiều chị em còn bị đau bụng mót rặn y như táo bón, đau bụng kéo dài, âm ỉ khó chịu, đôi lúc đau dữ dội kèm theo chảy máu âm đạo. Thêm vào đó, khi thai ngoài tử cung phát triển, mức độ đau bụng sẽ tăng dần theo thời gian.
Nếu túi thai bị vỡ, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội và những cơn đau quặn kéo dài liên tục, kèm theo triệu chứng toát mồ hôi, đau nhức vai, hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, khó thở, thậm chí là ngất xỉu. Do đó, khi thấy những dấu hiệu chửa ngoài tử cung, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi lẽ nếu để lâu, túi thai sẽ to dần, khi vỡ ra sẽ khiến máu tràn ổ bụng, có nguy cơ gây ra tình trạng vô sinh, nguy hiểm tới tính mạng của mẹ bầu.
Đau bụng - triệu chứng thai ngoài tử cung

Đau bụng – triệu chứng thai ngoài tử cung

Âm đạo chảy máu bất thường

Nếu phát hiện thấy một chút máu màu hồng dính ở quần lót mà không phải trong thời gian bị kinh nguyệt thì có thể chị em đã mang thai. Tuy nhiên, ở những mẹ bầu mang thai ngoài tử cung, hiện tượng chảy máu âm đạo này lại kéo dài hơn và máu có màu đỏ thẫm. Chỉ có vài trường hợp chửa ngoài tử cung không có triệu chứng chảy máu bất thường.
Nhiều mẹ bầu lầm tưởng hiện tượng chảy máu này chính là kinh nguyệt, đặc biệt là khi ra máu đúng với thời điểm có kinh. Do đó, chị em cần phải xem kỹ màu sắc, độ loãng, độ đông đặc và số lượng máu có khác gì so với những lần hành kinh trước hay không.

Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không?

Khi sử dụng que thử thai, dù lúc này mẹ đang mang thai ngoài tử cung thì que thử vẫn lên 2 vạch. Bởi lẽ khi thụ tinh thành công thì nước tiểu của mẹ đã bắt đầu xuất hiện hormone hCG. Tuy nhiên, thay vì phôi thai phải nằm ở trong dạ con thì lại nằm ở một vị trí khác.
Khác với thai kỳ bình thường, những mẹ bầu mang thai ngoài tử cung vẫn sẽ hiện lên 2 vạch, nhưng sau đó lại có thể mờ đi. Bởi lẽ với những thai kỳ bình thường, nồng độ hCG thường có xu hướng tăng dần theo tuổi thai. Tuy nhiên, với những mẹ bầu mang thai ngoài tử cung thì nồng độ hCG có thể tăng chậm hoặc đứng yên. Đó là lý do tại sao một số chị em nghĩ rằng mình mang thai nhưng khi sử dụng que thử thai để kiểm tra thì kết quả lại khác.
Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không

Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không

Biến chứng khi mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là điều mà không ai mong muốn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của người phụ nữ. Việc mang thai ngoài tử cung có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:
  • Vỡ thai ngoài tử cung: Vỡ thai ngoài tử cung gây ra tình trạng xuất huyết ồ ạt, nếu bệnh nhân không được xử trí và cấp cứu kịp có thể dẫn đến choáng, sốc với các biểu hiện như huyết áp tụt nhanh, mạch nhanh, vật vã,… Tình trạng này thậm chí còn có thể khiến người mẹ trụy mạch và tử vong vì bị mất một lượng máu lớn.
  • Vô sinh: Thường gặp trong những trường hợp muộn, thai vỡ khiến cấu trúc của cơ quan sinh sản không được nguyên vẹn. Chưa kể, nếu sản phụ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, vết sẹo để lại sau cuộc phẫu thuật cũng có thể ngăn cản quá trình thụ tinh hoặc làm tổ của phôi.
  • Nguy cơ mang thai ngoài tử cung ở lần mang thai tiếp theo: Nhiều trường hợp có tiền sử mang thai ngoài tử cung có khả năng cao sẽ mắc lại tình trạng này cao hơn so với những phụ nữ chưa từng gặp các vấn đề về sản phụ khoa. Nguyên nhân có thể liên quan đến một số yếu tố nguy cơ liên quan khó can thiệp và điều trị triệt để (sẹo mổ, các bệnh lý viêm nhiễm, tác dụng phụ của thuốc tránh thai,…).

Cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung

Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ y tế cho các trường hợp có thai ngoài tử cung.

Phẫu thuật

Đối với những trường hợp thai ngoài tử cung gây ra biến chứng hoặc mức độ nguy hiểm cao, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Bác sĩ thường tiến hành phẫu thuật nội soi để cắt bỏ ống dẫn trứng kèm theo khối thai, phương pháp lựa chọn khác có thể là rạch loại bỏ phôi thai để lại ống dẫn trứng, nhưng có thể kèm theo nhiều nguy cơ sau đó.
Phẫu thuật- Phương pháp xử lý mang thai ngoài tử cung

Phẫu thuật- Phương pháp xử lý mang thai ngoài tử cung

Điều trị nội khoa

Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng methotrexate, một loại thuốc kháng lại sự phát triển tế bào phôi thai. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này phụ thuộc vào từng trường hợp và cần sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ. Đặc biệt thuốc không phải là giải pháp cho trường hợp ống dẫn trứng đã bị vỡ.
Trên đây, Nhà Thuốc Việt vừa giải đáp cho bạn thắc mắc thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không. Mong rằng sẽ giúp mẹ phát hiện sớm nếu gặp phải tình trạng này để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và nguy hiểm đến tính mạng.
Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi