Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bài viết được tham khảo bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Mang thai là hành trình tuyệt vời của người phụ nữ, nhưng cũng đi kèm không ít lo lắng, đặc biệt là khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường như ra máu. Việc ra máu trong thai kỳ, dù ít hay nhiều, đều khiến mẹ bầu cảm thấy hoang mang và lo sợ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng báo hiệu nguy hiểm. Bài viết này của Nhà thuốc Việt sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về hiện tượng mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng, từ đó giúp mẹ có những cách xử lý phù hợp nhất.

Nguyên nhân mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng do đâu?

Các nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng là:

Nguyên nhân sinh lý

  • Trứng đã làm tổ trong buồng tử cung: Khoảng từ 6 đến 12 ngày sau khi thụ tinh, phôi thai sẽ bám vào niêm mạc tử cung gây ra hiện tượng ra máu nâu nhẹ.
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự biến đổi hormone trong thai kỳ có thể làm niêm mạc tử cung dễ tổn thương, dẫn đến chảy máu nhẹ.
  • Quan hệ tình dục: Việc quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai cũng có thể gây ra máu nâu do cổ tử cung nhạy cảm hơn bình thường.

Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân bệnh lý

  • Nhiễm trùng âm đạo hoặc cổ tử cung: Các bệnh lý viêm nhiễm có thể dẫn đến chảy máu nâu.
  • Dọa sẩy thai hoặc sẩy thai: Dấu hiệu này cần được chú ý đặc biệt, nhất là khi kèm theo đau bụng và ra máu đỏ tươi.
  • Bong nhau thai: Một tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh, có thể gây ra máu nâu hoặc máu đỏ.
  • Thai ngoài tử cung: Khi phôi thai phát triển ngoài tử cung, thường là ở ống dẫn trứng, sẽ gây ra máu nâu kèm theo đau bụng dữ dội. Xem các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung TẠI ĐÂY.

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?

Các dấu hiệu mẹ bầu cần lưu ý để nhận biết bản thân có cần thăm khám y tế ngay lập tức hay không như:
  • Đau quặn vùng bụng dưới.
  • Âm đạo chảy máu nhiều.
  • Cảm thấy choáng váng, có khả năng bị ngất.
  • Sốt cao hoặc có triệu chứng ớn lạnh.
  • Máu từ âm đạo có màu bất thường.
Việc chú ý và đối phó kịp thời với những biểu hiện này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, giảm nguy cơ mọi vấn đề tiềm ẩn.

Nên làm gì khi có thai ra máu nhưng không đau bụng?

Tình trạng ra máu khi mang thai tuy có thể lành tính nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cho biết sức khỏe của mẹ và thai nhi gặp phải vấn đề. Chính vì vậy, ngoài việc tham khảo ý kiến bác sĩ, mẹ bầu nên chú ý tới các vấn đề sau:

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Những năm tháng đầu thai kỳ giữ vai trò rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần phải hạn chế hoạt động thể chất, đặc biệt là chân. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên đứng hoặc ngồi quá lâu ở 1 tư thế, mang vác vật nặng.
Thay vào đó, mẹ hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và giữ tâm lý thật ổn định để thai kỳ thai sản được ổn định nhất. Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra và đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
Mẹ bầu cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

Mẹ bầu cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

Theo dõi mức độ ra máu

Khi xuất hiện tình trạng mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng, mẹ bầu cần phải được theo dõi về lượng máu, tần suất máu chảy lẫn đặc điểm khi máu chảy. Nếu như máu chảy nhanh, chảy nhiều và liên tục, kèm theo đó là những cơn đau bụng, chuột rút thì nên đến các bệnh viện để thực hiện việc thăm khám trực tiếp. Nếu như máu chảy ít, chảy nhỏ giọt và xuất hiện một vài lần thì thường sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe mà đây chỉ là một triệu chứng lành tính.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Chị em nên dùng dung dịch vệ sinh vùng kín an toàn và không nên thụt rửa quá lâu để tránh gây viêm nhiễm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
Mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng các loại dung dịch vệ sinh phù hợp, lành tính
Mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng các loại dung dịch vệ sinh phù hợp, lành tính
Qua bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra tình trạng mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng, cũng như cách xử lý khi gặp phải tình huống này. Mẹ bầu nên luôn giữ tinh thần lạc quan, chăm sóc bản thân tốt và đừng quên theo dõi sức khỏe định kỳ.
Ngoài ra, để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên bổ sung thuốc bổ cho bầu. Dòng sản phẩm này không chỉ giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho mẹ khỏe và thai nhi phát triển mà còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời như: Giúp các mẹ bầu giảm ốm nghén nặng, giảm suy nhược cơ thể và sụt cân, phòng ngừa nguy cơ bị sảy thai ở 3 tháng đầu, ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi,…. Tham khảo các loại thuốc bổ cho bà bầu được bác sĩ khuyên dùng tại: Top 8 loại TPCN, thuốc bổ cho bà bầu được bác sĩ khuyên dùng hiện nay
Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi