[Giải đáp] Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Bài viết được tham khảo bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Chế độ ăn uống hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chữa bệnh của người bị tiểu đường. Do đó, người bệnh cần phải hết sức thận trọng cho việc lựa chọn nguồn thực phẩm. Dưới đây, Hệ thống Nhà Thuốc Việt xin chia sẻ một số loại những loại rau người tiểu đường không nên ăn và nên ăn, cùng tham khảo nhé.

Cách chọn các loại rau cho bệnh nhân tiểu đường

Để chọn rau tốt cho bệnh nhân tiểu đường, bạn cần chú ý và lựa chọn rau theo những tiêu chí dưới đây.

Rau có chỉ số GI thấp

Chỉ số GI trong chế độ ăn uống phản ánh cơ thể chúng ta hấp thụ đường từ thức ăn nhanh ra sao. Khi ăn các loại rau có chỉ số GI thấp sẽ ngăn ngừa sự gia tăng nhanh chóng của lượng đường trong máu. Trong khi đó, nếu ăn rau có chỉ số GI cao cơ thể sẽ hấp thu lượng đường trong máu nhanh hơn. Lựa chọn các loại rau có chỉ số GI thấp sẽ giúp người tiểu đường có một chế độ ăn lành mạnh.

Rau giàu chất xơ

Bổ sung chất xơ có thể giúp cơ thể điều chỉnh được lượng đường. Chất xơ có tác dụng làm ổn định cholesterol trong máu và giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Cách chọn các loại rau cho bệnh nhân tiểu đường

Cách chọn các loại rau cho bệnh nhân tiểu đường

Rau chứa hàm lượng nitrat cao

Nitrat là một loại chất hóa học được tìm thấy trong một số loại rau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, ăn thực phẩm tự nhiên giàu nitrat có tác dụng giảm đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch cho người bệnh. Người tiểu đường nên lựa chọn các loại rau có chứa nitrat tự nhiên, không nên chọn rau được cho thêm nitrat trong quá trình chế biến.

Rau không chứa tinh bột

Tinh bột là một trong những chất cần hạn chế với người bị tiểu đường. Chọn rau không chứa tinh bột hoặc hàm lượng tinh bột thấp sẽ giúp người tiểu đường không còn lo ngại đến tình trạng ăn rau làm tăng lượng đường trong máu.

Rau cung cấp protein thiết yếu

Protein là nhóm chất thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh. Nạp protein thiết yếu giúp người tiểu đường cải thiện đường huyết, duy trì khối cơ, tạo cảm giác no lâu hơn.

Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Dưới đây là các loại rau có chỉ số đường huyết (chỉ số GI) từ trung bình đến cao, sử dụng các thực phẩm này sẽ gây tăng đường huyết sau khi ăn, do đó người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn.

Khoai lang

Tương tự như khoai tây, khoai lang cũng là một trong những loại rau người tiểu đường không nên ăn. Mặc dù khoai lang là một nguồn beta carotene dồi dào nhưng chúng lại có chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết cao gần như khoai tây. Trong khoai lang chứa nhiều carbohydrate nên dễ làm tăng lượng đường trong máu.
Khoai lang

Khoai lang

Khoai tây

Đứng đầu danh sách những loại rau người tiểu đường không nên ăn là khoai tây vì trong nó chứa nhiều carbohydrate với 170 gam sẽ chứa khoảng 30 gam carbs. Nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh nhân tiểu đường như:
  • Gây ra tăng đường huyết
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và gây ra những tác động tiêu cực đến bệnh nhân tiểu đường.
  • Với chỉ số GI ở mức trung bình đến cao từ 53 đến 102 tùy theo vào loại khoai tây, cách chế biến và thời gian nấu khác nhau.

Củ dền

Trong củ dền chứa 6,8 gram đường/100 gram và có chỉ số đường huyết GI là 61 ở mức trung bình. Tuy nhiên đối với người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn để không nạp nhiều đường vào cơ thể.

Ngô

Ngô giàu tinh bột và có vị ngọt trong đó nửa chén ngô luộc hay nấu chín sẽ cung cấp 15g carbs và có chỉ số đường huyết cao GI=69. Cho nên những người mắc bệnh tiểu đường cần nên hạn chế ăn ngô. Nếu sử dụng thì theo tiêu chuẩn là ½ cốc ngô cung cấp 72 calo và 15g carb cung cấp cho cả ngày.

Bí ngô

Những loại rau người tiểu đường không nên ăn có thể kể đến bí ngô vì có chỉ số đường huyết cao ở mức 75 và tải lượng đường huyết GL thấp ở mức 3. Nếu ăn một lượng lớn bí ngô có thể làm tăng lượng đường huyết nên cần kiểm soát khẩu phần ăn.

Khoai mỡ

Khoai mỡ cũng là một trong những loại rau giàu carbs và luôn có nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu. Khoai mỡ cung cấp nhiều tinh bột được hấp thụ dễ dàng vào máu một cách nhanh chóng và làm dao động lượng đường trong máu gây nguy hiểm cho bệnh tiểu đường.
Khoai mỡ

Khoai mỡ

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?

Sau khi điểm danh những loại rau người tiểu đường không nên ăn, hãy cùng khám phá những rau củ tốt cho sức khỏe mà bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ qua sau đây.

Cà rốt

Chất xơ trong rau không chứa tinh bột giúp bệnh nhân tiểu đường cảm thấy no lâu hơn và cà rốt là một trong các loại rau củ quả dành cho người tiểu đường đặc biệt giàu chất xơ. Cà rốt cũng chứa nhiều vitamin A, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giúp đôi mắt sáng khỏe.

Rau diếp cá

Rau diếp cá chứa nhiều ethanol có lợi cho người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân có thể ăn trực tiếp hoặc ép thành nước rau diếp cá dùng uống liên tục trong khoảng 3 tuần để giảm hàm lượng đường glucose trong máu lúc đói rất hiệu quả.
Rau diếp cá

Rau diếp cá

Rau bắp cải

Rau bắp cải chứa nhiều vitamin C có lợi cho sức khỏe tim mạch. Loại rau này cũng có rất nhiều chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, điều này có thể giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.

Hành tây

Hành tây là một nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn. Trong hành tây có nhiều S-methylcysteine, flavonoid, cron và quercetin. Sự kết hợp của các chất này sẽ làm giảm glucose và chất béo, tăng bài tiết insulin rất có lợi trong việc ổn định đường huyết cho người bị tiểu đường.

Rau măng tây

Một loại rau thân thiện với bệnh tiểu đường khác để thêm vào thực đơn là măng tây. Rau măng tây nổi tiếng vì giàu sắt và đồng. Ngoài ra, măng tây cũng chứa kali, rất cần thiết để điều trị bệnh tiểu đường. Các chất dinh dưỡng khác như canxi, phốt pho và mangan cũng giúp điều hòa huyết áp.

Cải bó xôi

Giống như tất cả các loại rau lá xanh, rau bina (cải bó xôi) giàu chất dinh dưỡng và rất ít calo. Cải bó xôi cũng giàu chất sắt giúp máu lưu thông khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy loại cải này cũng chứa màng thylakoids, bao gồm các chất giúp tăng độ nhạy insulin. Bạn có thể thêm rau bina vào súp, món hầm hoặc xào để làm món ăn kèm đơn giản.

Mướp đắng

Một loại rau cho người tiểu đường bạn nên thử là mướp đắng hay còn gọi là khổ qua. Nhiều người không thích ăn mướp đắng vì hương vị của nó. Tuy nhiên, mướp đắng là một trong những loại rau tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Mướp đắng chứa một hợp chất gọi là polypeptide -P (insulin-P) giúp người tiểu đường điều hòa nồng độ insulin. Đặc biệt, mướp đắng cũng được cho là có thể giảm lượng đường trong máu.
Mướp đắng

Mướp đắng

Cách ăn rau không tốt cho người bệnh tiểu đường

Ngoài việc tìm hiểu những loại rau người tiểu đường không nên ăn thì cách ăn như thế nào cũng rất quan trọng. Một số cách ăn không tốt cho người bệnh tiểu đường cụ thể như sau:
  • Ăn rau xào nấu nhiều với dầu thực vật, bơ: dầu thực vật và bơ là những chất đã được hydro hóa một phần, chứa lượng nhỏ chất béo chuyển hóa nên rất dễ gây viêm, tăng lipid máu, ảnh hưởng xấu đến bệnh tiểu đường. Giải pháp thay thế cho người tiểu đường khi ăn rau xào đó là dầu ô liu nguyên chất, dầu bơ hoặc dầu hạt nho.
  • Ăn cùng nước sốt nhiều calo: Người bệnh tiểu đường thường phải ăn kiêng chất béo do đó họ cần tìm kiếm một giải pháp thay thế để tạo cảm giác và hương vị thơm ngon hơn. Họ thường ăn rau kèm với nước sốt đóng chai có chứa chứa nhiều tinh bột và đường. Để bảo vệ sức khỏe cần tránh xa những loại nước sốt này và trộn salad với dầu ô liu hoặc giấm balsamic để tạo cảm giác ngon miệng.
  • Rau củ quả đóng hộp có nhiều muối hoặc rau tươi chế biến nên cho nhiều muối: bởi ăn nhiều muối sẽ khiến huyết áp tăng, gây rối loạn chuyển hóa, giữ nước làm các tế bào kém nhạy cảm với insulin và khiến cho insulin hoạt động kém hiệu quả, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những loại rau người tiểu đường không nên ăn. Hy vọng với bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ và lựa chọn thực phẩm tốt để cải thiện bệnh tiểu đường.
Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, người mắc bệnh cần theo dõi đường huyết hằng ngày. Bạn có thể sắm một chiếc máy đo đường huyết để tự đo đường huyết tại nhà. Nếu chưa chọn được máy đo đường huyết, bạn có thể tham khảo các dòng máy đo đường huyết được bác sĩ khuyên dùng tại: Đánh giá Top 6 máy đo đường huyết tốt nhất hiện nay
Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi