Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không? Cách điều trị mụn cóc ở chân dứt điểm

Bài viết được tham vấn từ Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân

Mụn cóc thường xuất hiện ở lòng bàn chân, các ngón chân gây ra các cơn đau, khó chịu và làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể được điều trị tại nhà nhưng có những trường hợp nặng vẫn cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

Vậy mụn cóc ở chân có nguy hiểm không? Cách trị mụn cóc ở chân như thế nào? Mời bạn cùng xem giải đáp từ chuyên gia qua bài viết sau.

Mụn cóc lòng bàn chân là gì?

Mụn cóc ở lòng bàn chân do virus HPV gây ra

Mụn cóc ở lòng bàn chân do virus HPV gây ra

Mụn cóc ở chân hay còn gọi là mụn cóc Plantar, do một loại virus có tên là Human Papilloma (HPV) tấn công vào lòng bàn chân gây ra, thường là virus HPV type 1, 2, 4, 60 và 63.

Loại virus này sinh sống và phát triển tốt trong ở những nơi ẩm thấp, nhất là giày dép bịt kín, tủ đồ, vùng gạch xung quanh bể bơi hay những vũng nước. Khi da bị trầy xước hay có vết thương hở, đây chính là cơ hội cho virus này xâm nhập vào cơ thể gây ra mụn cóc. Chúng thường xuất hiện ở lòng bàn chân hay gót chân, vì vùng này chịu nhiều áp lực và tiếp xúc nhiều với những nơi ẩm thấp, không sạch sẽ.

Đối tượng thường bị mụn cóc ở chân là:

  • Không giới hạn độ tuổi, nhưng gặp nhiều là trẻ em và người từ 12-20 tuổi.
  • Những người có hệ miễn dịch yếu do dùng những thuốc ức chế miễn dịch, bệnh lý về tiểu đường hay người mắc bệnh suy giảm miễn dịch như bệnh lupus ban đỏ, HIV.
  • Những người đã mắc mụn cóc ở chân rồi sẽ dễ bị lây lan những vùng khác.

Các dấu hiệu của mụn cóc bàn chân

Thông thường, thời gian ủ bệnh sẽ là 3 tháng, triệu chứng ban đầu của mụn cóc Plantar là bạn sẽ cảm thấy đau khi đứng dậy hoặc đi lại.

Mụn cóc xuất hiện các nốt chai sần gây khó khăn khăn cho việc đi lại

Mụn cóc xuất hiện các nốt chai sần gây khó khăn khăn cho việc đi lại

Khi mụn cóc đã hình thành và bắt đầu lớn dần, chúng sẽ có các dấu hiệu lâm sàng sau:

  • Mụn nhỏ, sưng rộp ở vị trí lòng bàn tay, lòng bàn chân.
  • Sần sùi, có lớp vỏ bên ngoài màu vàng da, đôi khi sẽ có đốm đen ở giữa màu nâu hoặc đen là dấu hiệu của sự vón cục các mao mạch.
  • Xuất hiện các vết chai sần gây khó khăn hơn cho việc đi lại.
  • Khi mụn cóc lớn dần, chúng còn có rễ ăn sâu vào bên trong da khiến người bệnh cảm thấy như có viên sỏi dưới chân.

Mụn cóc nếu để lâu có thể lây sang các phần khác của chân và kích thước chúng cũng có thể lớn lên gây đau cho bệnh nhân.

Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không?

Mụn cóc ở chân là mụn cóc lành tính và không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng cho sức khỏe. Trong quá trình mắc bệnh, đôi khi mụn cóc có thể tự biến mất sau 6 tháng mà không cần bất kỳ sự can thiệp điều trị nào. Nhưng trường hợp này rất ít xảy ra và chỉ thường thấy ở trẻ em. Trong khi số còn lại thường rất lâu khỏi, kích thước to dần theo thời gian và có thể lây lan sang các bộ phận khác. Do đó, việc tiến hành điều trị mụn cóc sớm là điều cần thiết.

Bạn cần phải đến gặp bác sĩ để can thiệp điều trị mụn cóc ở chân, khi có các dấu hiệu sau đây:

  • Mụn cóc gây đau đớn kéo dài;
  • Phát triển nhanh và bắt đầu lây lan sang các vùng khác;
  • Kéo theo các triệu chứng khác đi kèm;
  • Xuất hiện lâu nhưng không khỏi (khoảng 2 năm);
  • Mụn cóc ở bộ phận sinh dục.

Phương pháp trị mụn cóc ở bàn chân phổ biến hiện nay

Mụn cóc cần được điều trị bằng phương pháp thích hợp, an toàn và hiệu quả để loại bỏ được nốt mụn mà không để lại mô sẹo. Tuy nhiên, một số người tham khảo các cách trị mụn cóc chưa được kiểm chứng trên các hội nhóm, internet và không nhận được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, khi bị mụn cóc ở chân, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và nghe tư vấn cách trị mụn cóc thích hợp.

Một số phương pháp trị mụn cóc ở chân phổ biến như sau:

Sử dụng Acid Salicylic

Acid Salicylic là dạng thuốc bôi, bạn có thể dễ dàng mua ở những tiệm thuốc lớn nhỏ. Thuốc này có công dụng làm phá bỏ lớp tế bào sừng, làm bong tróc các tế bào này ra và tiêu diệt virus HPV từ từ. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này chậm, có thể mất đến vài tuần nốt mụn cóc này mới có thể dần dần tiêu biến.

Acid Salicylic dần dần phá bỏ nốt mụn cóc và ngăn cản sự lây lan của virus HPV

Acid Salicylic dần dần phá bỏ nốt mụn cóc và ngăn cản sự lây lan của virus HPV

Phương pháp áp lạnh bằng nitơ

Đây là một trong những cách trị mụn cóc khá phổ biến được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này người ta sử dụng khí nitơ lỏng để đóng băng nốt mụn ở chân. Vì cách này chỉ loại bỏ được phần đầu của mụn cóc nên thường được dùng kết hợp với bôi Acid Salicylic để tăng hiệu quả điều trị, đồng thời cần được thực hiện nhiều lần cho đến khi mụn cóc được hoàn toàn loại bỏ.

>> Xem thêm: Cách trị mụn cóc tại nhà siêu đơn giản mà hiệu quả bất ngờ

Phương pháp đốt điện

Đốt điện thường áp dụng cho mụn cóc ở chân có kích thước nhỏ hơn 1cm và mọc ở những vị trí khó dùng các cách trị khác. Với phương pháp này, người ta sẽ sử dụng dòng điện có tần số cao tác động lên mụn cóc, làm phá huỷ tế bào mụn và loại bỏ virus gây tổn thương. Cách này rất đơn giản và được thực hiện nhanh chóng, tuy nhiên sau khi thực hiện đốt điện bệnh nhân cần chăm sóc vết thương cẩn thận để chúng mau lành và tránh nhiễm trùng.

Thực hiện tiểu phẫu

Phương pháp này thường được thực hiện đối với mụn cóc lớn (khoảng 2cm), bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ và thực hiện tiểu phẫu để cắt bỏ cục mụn. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian lành vết thương nhanh hơn đốt điện (vết thương kín) và ít nguy cơ nhiễm trùng hơn. Tuy nhiên, giá phương pháp này hơi cao và có thể bị tái phát lại nếu không lấy hết nhân mụn.

Laser bằng khí CO2

Đốt mụn cóc bằng laser CO2

Đốt mụn cóc bằng laser CO2

Biện pháp này sử dụng ánh sáng laser bắt đầu bằng việc cắt gọt mô các mô sừng dày và khô, sau đó tiến hành đốt lazer lên bề mặt mụn cóc. Khi đó, lớp thượng bì sẽ bị phân ly bởi nhiệt và giúp vùng da mụn trở về trạng thái tự nhiên, hết sần sùi. Cách này phù hợp với những nốt mụn có kích thước < 2cm và ở những vị trí có bề mặt bằng phẳng. Thời gian lành vết thương sau khi tiến hành chiếu laser CO2 cũng khá nhanh, nhưng phương pháp này có gái thành hơi đắt.

Cách chăm sóc mụn cóc chân tránh lây lan

Mụn cóc cũng có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác, hay thậm chí là từ người này sang người khác. Chính vì vậy, người mắc mụn cóc ở chân cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây để tránh lây lan cũng như tái phát sau khi điều trị mụn cóc:

Xử lý, chăm sóc mụn cóc:

  • Chọn giày dép vừa vặn, không quá chật hay quá rộng.
  • Giữ bàn chân luôn khô ráo, sạch sẽ và thay tất (vớ) thường xuyên.
  • Có thể dùng thêm đệm lót (trong giày) ở vị trí mụn cóc để giảm đau, bớt khó chịu.
  • Để làm giảm kích thước và độ sần sùi của mụn cóc, bạn có thể dùng đá bọt nhám để chà lên bề mặt mụn trong lúc tắm.
  • Ngâm chân trong nước nóng để làm mềm mụn cóc và chống lại các virus, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách làm giảm lây lan mụn cóc:

  • Không gãi, không dùng dao lam, kim khâu để rạch và làm tổn thương vùng mụn cóc để tránh nhiễm trùng và lây lan virus;
  • Rửa tay thật sạch sau khi chạm vào mụn cóc;
  • Không dùng chung dụng cụ cắt móng tay, móng chân để tránh lây lan;
  • Giữ cho vùng có mụn cóc luôn khô thoáng, vì chúng dễ lây lan trong môi trường ẩm, nước;
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, sàn nhà.
  • Sau khi điều trị mụn cóc, bạn cần theo dõi nốt mụn trong khoảng 2 – 4 tuần để phòng ngừa tái phát, nếu nốt mụn có dấu hiệu tái phát cần điều trị càng nhanh càng tốt.
Dùng đá bọt nhám chà lên vùng mụn cóc ở lòng bàn chân để làm giảm độ sần sùi của mụn
Dùng đá bọt nhám chà lên vùng mụn cóc ở lòng bàn chân để làm giảm độ sần sùi của mụn

Mụn cóc ở chân rất dễ lây lan và tái phát trở lại ở những phần khác ở chân nếu không biết cách chăm sóc tốt. Đối với ai đang có mụn cóc ở lòng bàn chân cần phải chú ý hơn trong lối sống sinh hoạt, để tránh làm lây lan mụn cóc cho những người xung quanh.

Tốt nhất, khi phát hiện có mụn cóc trên cơ thể, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị nhanh chóng, giảm thiểu nguy cơ lây lan và những bất tiện trong cuộc sống.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để tránh nguy cơ mắc mụn cóc, hãy giữ đôi chân bạn luôn khô thoáng, thay đổi tất thường xuyên, mang dép khi đi đến những nơi ẩm ướt và hạn chế dùng phòng thay đồ, phòng tắm công cộng nhé.

>> Xem thêm: Mách bạn 3 cách trị sẹo thâm ở chân siêu hiệu quả

Trên đây Nhà Thuốc Việt đã chia sẻ cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích về mụn cóc ở chân. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến chăm sóc da hoặc cần tư vấn để lựa chọn sản phẩm phù hợp, xin vui lòng liên hệ với DƯỢC SĨ của Nhà Thuốc Việt theo các hình thức sau:

– Hotline: 0985508450

– Zalo: 0985508450

– Website: nhathuocviet.vn

Địa chỉ:

  • Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
  • Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Hệ thống Nhà Thuốc Việt
Hệ thống Nhà Thuốc Việt

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi