Mụn nhọt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Mụn nhọt xuất hiện trên da gây sưng tấy, đau nhức. Dù không kéo dài như những loại mụn khác nhưng chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Vậy, loại mụn này do nguyên nhân nào gây ra, có triệu chứng thường gặp ra sao và điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu để được giải đáp ngay nhé!

1. Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt hiểu đơn giản là tình trạng nhiễm trùng da tại các lỗ chân lông tạo nên vùng sưng đau gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng sức khỏe của con người. Dù xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, các nốt nhọt đều sưng tấy, khi sờ vào có cảm nhận rõ về độ cứng và thường có chấm trắng bên trên.

Nhọt gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Nhẹ có thể gây sưng tấy, đau đớn, còn nặng hơn gây sốt. Khi mụn nhọt vỡ ra, nếu không biết cách chăm sóc da mụn đúng cách dễ dàng để lại sẹo.

Mụn nhọt có thể chia thành 4 loại khác nhau. Trong đó bạn có thể kể đến:

  • Nhọt xuất hiện thành từng chùm.
  • Nhọt bọc.
  • Nhọt do viêm tuyến mồ hôi mưng mủ.
  • U nang lông.

Mụn nhọt khá thường gặp và gây ra đau đớn cho bạn

2. Nguyên nhân gây ra mụn nhọt?

Trên thực tế, mụn nhọt thường do sự tụ cầu vàng Staphylococcus aureus – Loại vi khuẩn trên da gây ra. Chúng thường có mặt tại những vị trí làn da bị tổn thương.

Sự xuất hiện của mụn nhọt có thể do nhiều yếu tố gây ra. Trong đó có thể điểm qua một trong những nguyên nhân như:

  • Lây nhiễm từ những người bị mụn nhọt khác.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó chống lại tình trạng viêm nhiễm.
  • Người không che chắn, bảo vệ da đúng cách.
  • Do môi trường sinh hoạt ô nhiễm, tiếp xúc với nguồn nước kém sạch.
  • Người sống tại những nơi nóng ẩm, mưa nhiều.

Mụn nhọt xuất hiện thường do vệ sinh không đảm bảo và môi trường sống ô nhiễm

3. Triệu chứng của mụn nhọt như thế nào?

Mụn nhọt khá dễ phát hiện so với những loại mụn khác. Trong đó, triệu chứng của mụn nhọt thường xuất phát điểm là một cục cứng như hạch trên da. Khi chạm vào có cảm giác đau đớn. Những ngày tiếp theo mụn lớn nhanh về kích thước kèm theo tình trạng đau nhiều hơn. Sau 7 – 10 ngày bạn dễ dàng nhận thấy phần đầu nhọt có những nốt mụn trắng có chứa mủ.

Nếu để lâu sẽ không giảm mụn mà có thể gặp phải những nguy hiểm khác. Trong đó có thể kèm theo các cơn sốt cao, gây viêm nhiễm hoặc để lại sẹo. Vì vậy bạn cần chú ý phát hiện kịp thời và xử lý để tránh gây những biến chứng nghiêm trọng.

Bạn dễ dàng nhận biết mụn nhọt qua nhiều dấu hiệu

4. Cách điều trị mụn nhọt ra sao?

Muốn giảm mụn hiệu quả và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện bạn cần chú ý đến một số cách điều trị sau đây.

4.1. Dùng thuốc kháng sinh trị mụn nhọt

Khi mụn nhọt xuất hiện, để tránh trường hợp sưng tấy gây sốt và đau đớn cho bạn, bác sĩ sẽ tiến hành kê khai một số loại thuốc kháng sinh. Bạn có thể lựa chọn sử dụng để có được sự dễ chịu hơn. Đồng thời, thuốc kháng sinh có thể khiến mụn nhọt xẹp nhanh chóng và vết thương do mụn để lại nhanh chóng lành.

Mụn nhọt nên chọn uống thuốc kháng sinh

4.2. Mổ mụn nhọt

Đây là một trong những phương pháp được ứng dụng để loại bỏ mụn nhọt. Bằng kỹ thuật rạch một đường siêu nhỏ, phần mủ sẽ được nặn ra và loại bỏ. Đây là một trong những cách xử lý mụn đơn giản tuy nhiên bạn nên thực hiện tại các bệnh viện uy tín để tránh tình trạng nhiễm trùng.

4.3. Xử lý sạch mụn

Trong một số trường hợp mụn nhọt sưng lên quá căng khiến chúng tự vỡ ra, bạn hãy dùng bông băng và nước muối sinh lý để vệ sinh thật sạch. Nên vệ sinh hàng ngày và bôi thuốc để vết mụn nhanh lành và không để lại sẹo.

Chú ý vệ sinh vết thương bị vỡ đúng cách

5. Khi nào cần đi khám bác sĩ về mụn nhọt?

Nếu bạn gặp một số trường hợp mụn nhọt sau đây nên trực tiếp thăm khám ý kiến của bác sĩ ngay lập tức:

  • Mụn nhọt xuất hiện ở mặt.
  • Người bắc mệnh tiểu đường và bị mụn nhọt.
  • Mụn nhọt xuất hiện thành cụm.
  • Khi nổi nhọt và thấy cơ thể yếu, lạnh hay nóng sốt,…

Nên chú ý thăm khám bác sĩ, không chủ quan khi xuất hiện mụn nhọt

Mụn nhọt gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính thẩm mỹ. Nếu xuất hiện mụn nhọt kèm tại những vị trí nguy hiểm hoặc mọc thành chùm hãy trực tiếp đến các cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ xử lý.

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi