Trẻ sốt tay chân lạnh có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chăm sóc

Bài viết được thực hiện bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền

Mặc dù sốt là bệnh phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên với trường hợp trẻ bị sốt tay chân lạnh trong khi đầu lại nóng khiến nhiều phụ huynh lo lắng hơn. Vậy trẻ bị sốt tay chân lạnh có nguy hiểm không? Nguyên nhân của tình trạng này là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Việt giải đáp những thông tin quan trọng về tình trạng này và tìm hiểu cách bố mẹ có thể chăm sóc bé để chóng khỏi trong bài viết này nhé!

Triệu chứng nhận biết trẻ bị sốt tay chân lạnh mức độ nhẹ

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, khi đó, hệ miễn dịch đang chống lại sự xâm nhập của các virus hoặc vi khuẩn gây hại. Khi một trẻ bị sốt, có thể xuất hiện các triệu chứng như quấy khóc, đổ mồ hôi, và người nóng lên do nhiệt độ cơ thể tăng cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ có thể bị sốt cao đồng thời chân tay trở lạnh, và đây có thể là dấu hiệu của tình trạng gọi là sốt tay chân lạnh.

Thông thường, trẻ em khi bị sốt tay chân lạnh ở mức độ nhẹ sẽ có các đặc điểm sau:

  • Thân nhiệt của trẻ không vượt quá 38 độ C.
  • Da của trẻ không bị biến đổi màu sắc, vẫn giữ nguyên màu tự nhiên.
  • Môi và lưỡi của trẻ không bị khô hoặc biểu hiện các triệu chứng khô môi hay lưỡi nứt nẻ.
  • Trẻ vẫn tỉnh táo và cười nói bình thường.
  • Trẻ không thể hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong việc ăn uống, và có thể ăn như bình thường.

Trẻ bị sốt tay chân lạnh kéo dài có nguy hiểm không?

Ở mức độ nhẹ, biểu hiện tay chân lạnh là một hệ quả thông thường của bệnh sốt. Khi thân nhiệt tăng cao, hệ thần kinh trung ương sẽ điều chỉnh việc thoát nhiệt ra ngoài qua da bằng cách co lại mạch máu ở tay và chân. Điều này gây ra biểu hiện sốt, khiến đầu và cơ thể trở nóng trong khi tay và chân trở lạnh. Tuy nhiên, sau khi cơn sốt đạt mức đủ cao, mạch máu sẽ mở rộng trở lại, và tay chân của trẻ sẽ không còn lạnh.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, sốt tay chân lạnh ở trẻ cũng có thể là hệ quả của nhiễm siêu vi. Khi siêu vi xâm nhập vào não bộ và các mạch máu của tay và chân, nó có thể gây ra viêm màng não và nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, khi bé có biểu hiện sốt tay chân lạnh, quan trọng nhất là phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nếu không xử lý cơn sốt kịp thời, trẻ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như mất nước, co giật, rối loạn hô hấp, tổn thương não, và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ bị sốt tay chân lạnh kéo dài có nguy hiểm không?
Trẻ bị sốt tay chân lạnh kéo dài có nguy hiểm không?

>>>Xem thêm: Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không? Mách mẹ cách xử lý

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sốt tay chân lạnh

Sốt tay chân lạnh ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Trẻ sốt tay chân lạnh do virus

Nguyên nhân trẻ bị sốt tay chân lạnh phổ biến nhất là dác loại virus xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây ra tình trạng sốt tay chân lạnh. Ví dụ bao gồm sốt xuất huyết, cúm, sởi, thủy đậu, bệnh tay chân miệng và các loại virus khác.

  • Trẻ sốt tay chân lạnh do các cơ quan bị nhiễm trùng

Nguyên nhân thứ hai là do các cơ quan trong cơ thể bị nhiễm trùng. Những tình trạng phố biến bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm trùng gan, nhiễm khuẩn não và nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây sốt tay chân lạnh ở trẻ.

  • Các nguyên nhân khác khiến trẻ sốt tay chân lạnh

Ngoài ra, có những tình trạng khác có thể khiến trẻ bị sốt tay chân lạnh. Điều này có thể xảy ra khi trẻ đang trải qua quá trình mọc răng (ở trẻ sơ sinh), sau khi tiêm phòng, hoặc khi trẻ bị cảm nắng. Những trường hợp này thường không nghiêm trọng bằng những nguyên nhân bệnh lý.

Khi trẻ bị sốt tay chân lạnh bố mẹ nên làm gì?

Dùng khăn ấm lau người để trẻ hạ sốt

Khi bạn lau người để hạ sốt cho trẻ, hãy thực hiện trong phòng kín, tránh gió lạnh trực tiếp vào trẻ. Sử dụng khăn mềm và ấm để lau từng vùng trên cơ thể của trẻ trong khoảng thời gian 5 – 10 phút/lần và thay khăn sau mỗi lần lau. Tập trung vào các vùng có nhiều mạch máu như bẹn, nách, và hạch, và tránh lau vùng ngực để tránh tình trạng trẻ bị viêm phổi. Hãy luôn theo dõi triệu chứng của trẻ và ngừng quá trình lau khi nhiệt độ cơ thể của trẻ bắt đầu giảm một cách tự nhiên.

Khi bé bị sốt tay chân lạnh, mẹ dùng khăn ấm lau người để bé hạ sốt
Khi bé bị sốt tay chân lạnh, mẹ dùng khăn ấm lau người để bé hạ sốt

Dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ

Bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả thuốc thông thường dành cho trẻ em, cần phải có chỉ định từ bác sĩ để thật sự an toàn cho trẻ. Mỗi trẻ có thể có tình trạng cơ thể riêng biệt và có thể phản ứng khác nhau đối với các thành phần có trong thuốc. Do đó, bố mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc khi trẻ bị sốt hoặc bất kỳ bệnh khác.

Hãy tuân thủ khoảng cách an toàn giữa các lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng quá liều. Quá liều thuốc có thể gây ngộ độc cấp tính rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Thường thì, bạn nên lặp lại liều sau ít nhất 4 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt. Thông thường, thuốc hạ sốt được dùng 3 – 4 lần mỗi ngày, và tổng liều tối đa không nên vượt quá 60mg/kg trong vòng 24 giờ.

Một điều quan trọng là không bao giờ tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi mà không có sự hướng dẫn hoặc chỉ định từ bác sĩ. Trẻ nhỏ cần sự tư vấn và quan sát từ một chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và điều trị hiệu quả.

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, có khả năng thấm hút tốt

Hạ sốt cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, mềm mại và có khả năng thấm hút tốt là một phương pháp hiệu quả và quan trọng. Lý do là bởi cơ chế điều chỉnh thân nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện, vì vậy trẻ có thể bị sốt cao hơn nếu bố mẹ cho trẻ mặc đồ quá kín hay ủ ấm quá mức.

Thông thường, khi trẻ sốt và có biểu hiện lạnh, run, bố mẹ thường có xu hướng muốn giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc nhiều lớp quần áo hoặc quấn chăn dày. Tuy nhiên, điều này có thể làm cho trẻ sốt nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, khi trẻ sốt, hãy cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và rộng rãi để thân nhiệt của trẻ có thể thoát ra nhanh hơn, giúp trẻ ngủ ngon và thoải mái hơn.

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, có khả năng thấm hút tốt giúp trẻ bớt sốt
Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, có khả năng thấm hút tốt giúp trẻ bớt sốt

Cho trẻ uống nhiều nước để hạ thân nhiệt

Khi bé bị sốt, cơ thể thường mất nước, vì vậy bố mẹ cần đảm bảo rằng bé được cung cấp đủ nước để giúp hạ nhiệt. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc uống nước nên được thực hiện một cách điều độ và không nên uống quá nhiều nước trong một lúc để tránh gây sốc cho cơ thể của bé. Bố mẹ có thể cho bé uống nước lọc thông thường, nhưng cũng có thể bổ sung cho bé các loại nước trái cây giàu vitamin và dưỡng chất cần thiết như nước cam, nước chanh, nước dừa,…

Trong lúc trẻ bị sốt tay chân lạnh, không nên cho trẻ uống đồ uống có đá lạnh hoặc các loại nước ngọt có ga vì điều này sẽ làm tăng thân nhiệt và ức chế hệ miễn dịch của trẻ.

Đặc biệt đối với các em bé đang trong giai đoạn bú mẹ, bố mẹ nên tăng cường cữ bú để đảm bảo rằng bé không bị mất nước và cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Bú mẹ là một cách tốt để bù nước cho bé và đảm bảo rằng bé có đủ dinh dưỡng trong thời gian bị sốt.

Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để mau khỏe

Khi trẻ bị sốt cao mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng vẫn cầm đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ có thể bổ sung cho bé ăn các loại thức ăn giàu đạm, vitamin và khoáng chất để bé tăng cường thêm sức đề kháng và chóng khỏi bệnh như cháo đậu xanh, súp gà, bột yến mạch, rau củ quả, sinh tố,…

>>>Xem thêm: [Bật mí] Trẻ bị sốt nên ăn gì và không nên ăn gì?

Lưu ý và những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt tay chân lạnh

Khi chứng kiến con bị bệnh, cha mẹ có thể lo lắng quá mức và thực hiện nhiều biện pháp để con chóng khỏi. Điều này dễ mắc phải một số sai lầm, có thể khiến tình trạng sức khỏe của trẻ gặp nguy hiểm. Do đó, bố mẹ nên ghi nhớ những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt:

  • Tránh các biện pháp dân gian truyền miệng

Không nên tự ý áp dụng các biện pháp truyền miệng không được chứng minh hoặc không có sự tư vấn từ bác sĩ. Thay vì đó, nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ để điều trị sốt tay chân lạnh ở trẻ.

  • Không ủ ấm quá mức

Tránh quấn trẻ bằng quá nhiều chăn hoặc mặc nhiều lớp quần áo. Ủ ấm quá mức có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ khiến trẻ cảm thấy khó chịu hơn. Bạn cũng không nên ủ ấm bé bằng chăn bông và quần áo dày khi bé đi ngủ.

  • Tránh bôi dầu và cạo gió

Không nên bôi dầu hoặc cạo gió trên da trẻ để giữ ấm hoặc hạ sốt. Điều này có thể gây tổn thương cho da của trẻ do ma sát hoặc lượng nhiệt không đủ để thoát ra.

Tốt nhất, khi trẻ bị sốt tay chân lạnh, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được hướng dẫn cụ thể về cách điều trị và chăm sóc trẻ một cách an toàn.

Khi bé bị sốt tay chân lạnh, mẹ không quấn chăn quá nhiều hoặc mặc quá nhiều lớp quần áo
Khi bé bị sốt tay chân lạnh, mẹ không quấn chăn quá nhiều hoặc mặc quá nhiều lớp quần áo

Khi nào trẻ bị sốt tay chân lạnh báo hiệu tình trạng nguy hiểm cần đến bệnh viện

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng sốt tay chân lạnh ở trẻ có thể trở nên nghiêm trọng hơn với các biểu hiện sau:

  • Trẻ sốt cao hơn 39 độ C và tình trạng chân tay lạnh kéo dài trong nhiều giờ liên tục, cơ thể bị ớn lạnh và rùng mình dù đã áp dụng nhiều biện pháp để hạ sốt nhưng không thuyên giảm.
  • Môi và má của trẻ có thể trở nên đỏ hơn so với tình trạng bình thường, điều này có thể là dấu hiệu của sự suy tương quan và tăng cường của mạch máu.
  • Trẻ quấy khóc liên tục, biểu hiện mệt mỏi, muốn ngủ nhiều hơn, và cơ thể trở nên mềm hơn so với trạng thái bình thường.
  • Nếu da trẻ trở nên tím tái và mặt bắt đầu nổi những vân tím đây có thể là dấu hiệu sự suy giảm nghiêm trọng trạng thái sức khỏe của trẻ.

Đặc biệt đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu để quá muộn, tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Kết luận

Nhà thuốc Việt đã gửi đến bạn các thông tin quan trọng liên quan đến bệnh sốt tay chân lạnh của trẻ, cũng như những nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc trẻ bị sốt tay chân lạnh. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

———————————————

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành vì sức khỏe của bạn và gia đình!

– Website: nhathuocviet.vn

– Hotline/Zalo: 0985508450

– Fanpage: fb.com/hethongnhathuocviet

– Địa chỉ chi nhánh 1: Số 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP HCM

– Địa chỉ chi nhánh 2: Số 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi