Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Tiến Dũng

Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Những biểu hiện ban đầu bao gồm, sốt, buồn nôn, mệt mỏi, nổi mụn nước và phỏng hoặc phỏng nước. Khi trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt, phụ huynh cần chú ý điều gì? Cần chăm sóc cho trẻ như thế này trong trường hợp này? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây tại

Nhà thuốc Việt.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
  • Bệnh tay chân miệng ở giai đoạn đầu có các triệu chứng khá giống với bệnh cúm. Trẻ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ và vừa, cùng với cảm giác đau cổ họng.
  • Sau 1 – 2 ngày, bóng nước xuất hiện ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi là cả gối và mông hoặc xung quanh hậu môn ở trẻ nhũ nhi.
  • Bệnh tay chân miệng ở trẻ em gây khó chịu khiến bé quấy khóc nhiều hơn thường ngày. Một số trường hợp bé khóc do các vết lở loét trong miệng và ngứa ngáy ngoài da.
  • Trẻ có thể nôn ói, giật mình. Cha mẹ cần quan sát tần suất để báo cáo cho bác sĩ và sớm đưa trẻ đi chữa trị nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên.
  • Rối loạn ý thức là một trong những dấu hiệu cần đặc biệt chú ý. Đây có thể là dấu hiệu trẻ bị biến chứng viêm não, huyết áp thấp,…
Bé bị tay chân miệng sẽ có những nốt bóng nước xuất hiện ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân
Bé bị tay chân miệng sẽ có những nốt bóng nước xuất hiện ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt có nguy hiểm không?

Mặc dù sốt là dấu hiệu thường gặp của bệnh tay chân miệng, tuy nhiên thực tế không phải trường hợp nào bị bệnh này cũng có dấu hiệu sốt. Biểu hiện của bệnh có thể thay đổi tùy thuộc vào chủng virus gây bệnh. Đôi khi, trẻ chỉ mắc bệnh tay chân miệng không điển hình và có thể không có các triệu chứng rõ ràng như sốt hoặc phát ban. Thay vào đó, trẻ có thể chỉ có các vết loét ở miệng hoặc các triệu chứng khác về hô hấp hoặc thần kinh.

Việc xác định bệnh tay chân miệng có thể gặp khó khăn do có rất nhiều đặc điểm tương đồng với viêm họng hoặc nhiệt miệng. Do đó, khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bố mẹ nên kiểm tra cả lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông của bé để xem có vết loét hoặc phát ban không.

Tuy bệnh tay chân miệng thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng, nhưng việc theo dõi và kiểm tra sớm có thể giúp ngăn ngừa lây lan và hỗ trợ quá trình hồi phục của trẻ. Nếu có bất kỳ nghi ngờ hoặc lo lắng nào về sức khỏe của trẻ, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt có nguy hiểm không?

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt có nguy hiểm không?

Nhìn chung, bố mẹ không cần lo lắng bởi việc trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt là hoàn toàn bình thường. Thay vào đó, hãy quan sát thật kỹ những biểu hiện của con. Để chắc chắn hơn bố mẹ có thể đưa con đi thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hiệu quả mà mẹ nên biết

Lựa chọn những thực phẩm dễ ăn, giàu dinh dưỡng

Bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ những thực phẩm giàu kẽm như hải sản, các loại đậu, lòng đỏ trứng gà, thịt nạc là một cách hiệu quả để tăng cường sức đề kháng và giúp các vết loét do bệnh tay chân miệng mau lành.

Ngoài ra, thêm vào khẩu phần ăn của trẻ những thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt cũng rất quan trọng. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn và virus.

Tuyệt đối tránh cho trẻ ăn thức ăn cay nóng và cứng, vì điều này có thể làm tổn thương thêm các vùng miệng đang bị viêm và tạo cảm giác đau rát khó chịu. Chia nhỏ bữa ăn và lựa chọn những món được xay, nấu chín mềm sẽ giúp trẻ dễ ăn và tiêu hóa tốt hơn.

Cho bé uống đủ nước

Trẻ nên uống đủ nước để tránh mất nước và duy trì sức khỏe. Nước lọc, nước trái cây tươi (nước cam, nước lựu, nước dứa). Không cho trẻ uống nước hoặc đồ uống có ga có thể làm tổn thương hơn đến niêm mạc miệng và làm đau rát.

Trẻ nên uống đủ nước để tránh mất nước và duy trì sức khỏe

Trẻ nên uống đủ nước để tránh mất nước và duy trì sức khỏe

Cho trẻ uống thêm vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ

Đối với trẻ em đang mắc bệnh, bao gồm bệnh tay chân miệng có thể cần bổ sung vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin bởi vì khi trẻ bị ốm thì khả năng những chất này sẽ hao hụt và gây ra cho trẻ những ảnh hưởng đáng kể trong sự phát triển. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại vitamin và khoáng chất phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ.

Chăm sóc vệ sinh răng miệng

Để đảm bảo vùng miệng của trẻ luôn sạch sẽ và giảm nguy cơ nhiễm trùng, hãy chăm sóc răng miệng của trẻ nhẹ nhàng. Phụ huynh có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa miệng cho trẻ, giúp làm sạch vi khuẩn và giảm cảm giác đau rát.

Cách ly và vệ sinh thân thể cho bé thường xuyên

Trẻ bị bệnh cần được cách ly với các trẻ khác trong nhà. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và cho cả trẻ bệnh, sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ lành.

Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch. Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách điều trị bệnh Tay – Chân – Miệng tại nhà

Kết luận

Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về tình trạng trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt, gồm những triệu chứng, cách chăm sóc trẻ tại nhà cùng những chia sẻ liên quan về việc khám chữa bệnh. Nếu con bạn có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng, hãy đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Nhà thuốc Việt rất mong được đồng hành cùng gia đình trên hành trình chăm sóc sức khoẻ. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

———————————————

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành vì sức khỏe của bạn và gia đình!

– Website: nhathuocviet.vn

– Hotline/Zalo: 0985508450

– Fanpage:fb.com/hethongnhathuocviet

– Địa chỉ chi nhánh 1: Số 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP HCM

– Địa chỉ chi nhánh 2: Số 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi