Sâm Ngọc Linh: Thành phần, công dụng và đối tượng sử dụng

Bài viết được thực hiện bởi

Dược sĩ Nguyễn Tiến Dũng

Nước Việt Nam chúng ta là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới với ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi. Với những nét đặc thù riêng biệt về khí hậu, có rất nhiều loài dược liệu quý hiếm sinh trưởng và phát triển tại các vùng núi cao. Trong đó, điển hình nhất là loài Sâm Ngọc Linh nằm trong khu vực núi Ngọc Linh, đây cũng là một trong những loài đặc hữu chỉ có tại Việt Nam. Loài dược liệu này được xem là một trong những bảo vật quý giá nhất của nước ta chính bởi vì những công dụng tuyệt vời nhằm giúp bồi bổ, hỗ trợ và tăng cường sức khoẻ cho con người.

Vậy trong Sâm Ngọc Linh có những thành phần nào nhằm giúp loài dược liệu này có được những công dụng tuyệt vời ấy? Tại sao Sâm Ngọc Linh lại có được những công dụng tuyệt vời như vậy? Các đối tượng nào nên sử dụng Sâm Ngọc Linh? Thông qua bài viết của Nhà thuốc Việt, các thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp.

>>> Để được tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm Sâm Ngọc Linh, vui lòng liên hệ số hotline sau: Mr Dương Công Đông – 0983883456

I/ Vùng phân bố chính, chu trình sinh trưởng và cách tính tuổi của dược liệu Sâm Ngọc Linh

1/ Vùng phân bố chính của Sâm Ngọc Linh

Vùng núi Ngọc Linh – Quê hương của Sâm Ngọc Linh

Đại diện Nhà thuốc Việt – Ông Dương Công Đông (thứ 2 từ trái qua)

chụp ảnh tại vườn sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh được phát hiện ở độ cao từ 1.200m trở lên (theo một số tài liệu thì độ cao chính xác là khoảng từ 1.500m trở lên), đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700 – 2.000m dưới tán rừng già, và cho tới nay chỉ có hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là có cây sâm này. Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh, một ngọn núi cao 2.578m với lớp đất vàng đỏ trên đá granite dày trên 50cm, có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng, nên được gọi là Sâm Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh tự nhiên thường mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn, độ che phủ trên 80%, thích hợp với nhiệt độ mát mẻ (ban ngày từ 20 đến 25 độ C, ban đêm từ 15 đến 18 độ C) và có độ ẩm cao (85,5-87,5%). Với điều kiện khắc nghiệt như vậy, nên trong tự nhiên Sâm Ngọc Linh có sự sinh trưởng và phát triển khá chậm, nhưng lại đang bị khai thác mạnh mẽ, dẫn tới nguy cơ tận diệt do nhu cầu thị trường dược liệu ngày càng cao. Do đó, hiện nay Nhà nước ta đã cấm khai thác Sâm Ngọc Linh tự nhiên nhằm bảo vệ loại “quốc bảo” này.

Trong khu vực núi Ngọc Linh có một khu vực mà sâm tự nhiên mọc nhiều, nhưng có thời gian đã bị khai thác gần như cạn kiệt. Do vậy, hiện nơi đây trở thành khu vực lý tưởng để trồng Sâm Ngọc Linh nhằm phát triển kinh tế, giúp bà con vùng sâu, vùng xa của hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam có sinh kế phát triển bền vững và lâu dài.

>> Xem thêm bài viết liên quan: Sâm Ngọc Linh trồng ở đâu thì có chất lượng tốt nhất?

2/ Chu trình sinh trưởng của Sâm Ngọc Linh

– Vào mùa xuân (từ đầu tháng 1 cho tới hết tháng 3 hàng năm), Sâm Ngọc Linh xuất hiện chồi mới sau mùa ngủ đông, thân khí sinh lớn dần lên thành cây sâm trưởng thành có 1 tán hoa.

– Vào mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 6, cây nở hoa và kết quả. Tháng 7 bắt đầu có quả chín và kéo dài đến tháng 9.

Thông thường, hạt Sâm Ngọc Linh phải trải qua thời gian ngủ nghỉ kéo dài khoảng 18 tháng trước khi nảy mầm, chứ không nảy mầm ngay trong mùa xuân đầu tiên. Như vậy có nghĩa là cây Sâm Ngọc Linh sinh trưởng rất chậm, nên cần có biện pháp bảo vệ và thu hoạch thích hợp để bảo tồn Sâm Ngọc Linh trong tự nhiên.

– Vào giai đoạn cuối thu – đầu đông (từ cuối tháng 10 đến hết tháng 12), phần lá và thân khí sinh của cây Sâm Ngọc Linh bắt đầu tàn lụi dần, để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông.

3/ Cách tính tuổi của Sâm Ngọc Linh

Với dược liệu Sâm Ngọc Linh thì củ sâm có tuổi thọ càng cao càng chứa nhiều hoạt chất, và giá tiền càng cao. Vậy cần làm gì để nhận biết được tuổi của Sâm Ngọc Linh?

Chính căn cứ vào vết sẹo trên đầu củ mỗi mùa đông đến mà người ta có thể nhận biết cây sâm bao nhiêu tuổi, phải ít nhất 3 năm tuổi tức trên củ có một sẹo (sau 3 năm đầu sâm chỉ rụng một lá) mới có thể khai thác, khuyến cáo là trên 5 năm tuổi. Mùa đông cũng là mùa thu hoạch tốt nhất phần thân rễ của sâm.

Rất đơn giản, công thức tính tuổi Sâm Ngọc Linh là:

Tuổi Sâm Ngọc Linh = Số mắt sâm + 3

Như vậy, để nhận biết tuổi của Sâm Ngọc Linh, bạn chỉ cần đếm số mắt trên củ sâm (các vết sẹo trên củ sâm) và cộng thêm 3.

Tại sao phải cộng thêm 3? Lý do là vì trong ba năm đầu tiên, Sâm Ngọc Linh không rụng thân nên chỉ có 1 mắt. Còn từ năm thứ 3 trở đi, phần thân trên mặt đất của Sâm Ngọc Linh sẽ rụng đi hàng năm, để lại các vết sẹo rõ trên phần thân rễ. Sau đó, vào tháng 1 của năm tiếp theo, cây sâm sẽ ra chồi mới ở vị trí zig-zag so với phàn chồi cũ, nên các mắt sâm sẽ mọc so le với nhau.

II/ Đặc điểm hình thái bên ngoài và bộ phận dùng làm thuốc của dược liệu Sâm Ngọc Linh

1/ Đặc điểm hình thái bên ngoài của Sâm Ngọc Linh

⁂ Thân cây Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao đến 1m. Thân rễ mập không có rễ phụ dày dự trữ, đôi khi ở một số cây phần cuối thân rễ có củ gần hình cầu, đường kính đến 5cm. Đốt trên cùng của thân rễ tồn tại từ 1 đến 4 thân. Thân nhẵn cao từ 40 đến 80cm, rộng, có 3 mặt hơi tròn có những rãnh nhỏ theo chiều dọc.

⁂ Lá cây Sâm Ngọc Linh

Lá Sâm Ngọc Linh

Lá của Sâm Ngọc Linh mọc vòng, thường có 4 (ít khi 3, 5, 6). Lá là loại lá kép chân vịt có 5 (ít khi 6,7) lá chét, lá dài từ 7 đến 12cm (ít khi 15cm). Lá chét trên cùng hình trứng ngược hoặc hình mũi mác, mép lá có răng cưa nhỏ đều, gân bên ở mặt trên của lá chét có nhiều lông cứng dạng gai dài đến 3mm, mặt dưới ít hơn.

⁂ Hoa cây Sâm Ngọc Linh

Cụm hoa của Sâm Ngọc Linh dài 25cm, gấp từ 1,5 tới 2 lần chiều dài của cuống lá, thường mang tán đơn độc ở tận cùng, đôi khi có thêm các tán phụ hoặc một hoa đơn độc. Tán hoa chính đường kính 2,5cm, có từ 50 đến 120 hoa. Hoa màu vàng lục nhạt, bầu hoa thường có 1 ô, 1 vòi (chiếm 80%); đôi khi có 2 ô, 2 vòi (chiếm 20%).

⁂ Quả cây Sâm Ngọc Linh

Quả Sâm Ngọc Linh

Quả của Sâm Ngọc Linh khi chín có màu đỏ, thường có một chấm đen ở trên đỉnh quả. Có 2 loại là quả 1 hạt và quả 2 hạt. Trong đó, quả 1 hạt hình thận, quả 2 hạt có hình cầu hơi dẹt.

2/ Bộ phận dùng làm thuốc của Sâm Ngọc Linh

Bộ phận dùng làm thuốc của Sâm Ngọc Linh chủ yếu là thân rễ, củ và ngoài ra cũng có thể dùng lá và rễ con.

Bộ phận dùng làm thuốc của Sâm Ngọc Linh

III/ Thành phần hoá học, công dụng và cách dùng của dược liệu Sâm Ngọc Linh

1/ Thành phần hoá học của Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh chứa nhiều hợp chất Ginsenosid, trong đó có một số loại độc đáo chỉ có trong dược liệu này. Theo các nghiên cứu, trong Sâm Ngọc Linh có 12 hợp chất Ginsenosid giống với Sâm Triều Tiên.

  • Sâm Ngọc Linh có hàm lượng hợp chất Ginsenosid có khung Dammaran cao nhất (12-15%), trong khi các loại Nhân sâm khác chỉ chứa 10%. Sâm Ngọc Linh cũng chứa số lượng các hợp chất Ginsenosid nhiều nhất (49), so với 26 trong Sâm Triều Tiên.
  • Trong Sâm Ngọc Linh chứa một hàm lượng lớn Majonosid R2 và các hợp chất Ginsenosid tương tự khác (Saponin Triterpen 4 vòng thuộc nhóm Ocotillol) chiếm tỷ trọng tới 4,34%. Tỷ lệ này gấp 43 lần hàm lượng Majonosid và các hợp chất Ginsenosid tương tự khác (Saponin Triterpen 4 vòng thuộc nhóm Ocotillol), tức trong Sâm Ngọc Linh chiếm tỷ lệ cao nhất, mang lại một số tác dụng mang tính đặc thù riêng biệt cho Sâm Ngọc Linh.

Các hợp chất Ginsenosid có khung Dammaran trong Sâm Ngọc Linh

  • Ngoài những hợp chất Ginsenosid nói trên, trong Sâm Ngọc Linh còn chứa các hợp chất Polyacetylen, axit béo, chất đường bột (Carbohydrat), tinh dầu và một số loại khoáng vi lượng.

2/ Công dụng và liều dùng của Sâm Ngọc Linh

Từ 1978 đến 1984, nhiều tác giả đã nghiên cứu tác dụng dược lý của Sâm Ngọc Linh.

Hiện nay Sâm Ngọc Linh thường được bán trên thị trường dưới dạng củ tự nhiên, hoặc các chế phẩm đã qua xử lý – như rượu sâm Ngọc Linh hay trà sâm Ngọc Linh.

Tác dụng của Sâm Ngọc Linh dựa trên nghiên cứu dược lý thực nghiệm đã chứng minh Sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.

Tác dụng của Sâm Ngọc Linh dựa trên nghiên cứu dược lý lâm sàng cho kết quả tốt: các bệnh nhân được thử nghiệm sử dụng Sâm Ngọc Linh để hỗ trợ điều trị bệnh của mình đều ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người có tiền sử huyết áp thấp.

Ngoài những tác dụng nói trên, theo Dược sĩ Đào Kim Long – người phát hiện ra Sâm Ngọc Linh vào năm 1973 – thì Sâm Ngọc Linh có những tác dụng tuyệt hảo như tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường, kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới.

Đặc biệt, theo PGS.TS. Nguyễn Thời Nhâm – người có công thẩm định thành công giá trị của Sâm Ngọc Linh vào năm 1976 tại Ba Lan và giới thiệu sâm trong các hội nghị tại Nhật, Mỹ, Canada – thì Sâm Ngọc Linh có những tác dụng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có như kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu (stress), chống oxy hóa và hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh đái tháo đường.

Liều sử dụng riêng lẻ Sâm Ngọc Linh, hay dùng phối hợp với các vị thuốc khác là từ 3 đến 6g/ ngày.

IV/ Đối tượng nên sử dụng dược liệu Sâm Ngọc Linh

Điểm đặc biệt của Sâm Ngọc Linh là khi sử dụng không có tác dụng phụ gây tăng huyết áp như các loại sâm khác. Do đó, loại dược liệu này có thể sử dụng cho tất cả mọi đối tượng.

V/ Một số loại Sâm Ngọc Linh giả

1/ Củ Tam thất hoang (sâm Vũ Diệp):

Đây là loại cây mọc rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Trong củ, hoa, lá và trong thành phần củ này cũng có một số hoạt chất giống Sâm Ngọc Linh. Nên hay được dùng để làm giả Sâm Ngọc Linh.

2/ Củ Tam thất

Đây là một dược liệu thường mọc ở những vùng núi cao từ 1500m trở lên và ở nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm. Ở các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu,… tam thất thường mọc nhiều. Tam thất khác Sâm Ngọc Linh là các mắt mọc đối xứng nhau, còn củ Sâm Ngọc Linh vì các mắt mọc so le nhau.

3/ Củ Đan Thạch:

Đây là một loại cây dại mọc trong rừng. Phần rễ củ của cây khá giống với củ Sâm Ngọc Linh nên nếu cũng thường bị các đối tượng xấu dùng để làm giả sâm Ngọc Linh.

Để phân biệt các loại Sâm Ngọc Linh giả và thật, mời các bạn tham khảo bài viết này.

VI/ Các cách sử dụng dược liệu Sâm Ngọc Linh phổ biến

Để có thể tận dụng được tối đa hiệu quả của Sâm Ngọc Linh, phổ biến có 5 cách dùng theo khuyến nghị của các chuyên gia. Cụ thể như sau:

1/ Ngậm trực tiếp sâm Ngọc Linh:

– Cách tiến hành: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh, rồi phơi khô, sau đó cắt thành từng lát mỏng. Khi sử dụng, bạn chỉ cần lấy 1 lát nhỏ vừa đủ, cho vào miệng, rồi ngậm từ từ cho đến khi tan hoàn toàn.

– Đối tượng nên dùng: Cách này dùng cho những người mắc bệnh lâu ngày khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn không ngon, chán ăn, cũng như dùng cho người mắc chứng “phế hư” khiến chức năng hô hấp kém, phổi yếu, hụt hơi, hay thở gấp.

2/ Sâm Ngọc Linh tẩm mật ong:

Một sản phẩm Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong

– Cách tiến hành: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh, rồi phơi khô, sau đó cắt thành từng lát mỏng. Tiếp theo bạn cho từng lát vào lọ thuỷ tinh cho tới hết, rồi đổ mật ong vào (tốt nhất nên dùng mật ong nguyên chất) xâm xấp bề mặt sâm. Đậy kín nắp trong khoảng 1 tháng là có thể lấy ra dùng. Khi dùng, mỗi lần bạn dùng 1 lát sâm Ngọc Linh ngâm mật ong để ngậm, ngày ngậm từ 3 đến 5 lần.

3/ Trà Sâm Ngọc Linh:

Trà Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum

– Cách tiến hành: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh, rồi phơi khô, sau đó cắt thành từng lát mỏng, rồi để riêng. Khi dùng bạn lấy vài lát sâm (khoảng từ 1 đến 2g) cho vào ấm rồi đổ nước sôi vào và pha như các loại trà bình thường. Uống hết, ta tiếp tục lặp lại thao tác cho tới khi thấy mất hoàn toàn vị sâm, thì lấy ra và nhai bã cho tới khi tan hoàn toàn.

Hoặc bạn cũng có thể mua các gói Trà sâm Ngọc Linh (dạng túi lọc) pha trong ấm trà và uống.

4/ Rượu Sâm Ngọc Linh:

Rượu Sâm Ngọc Linh Atuagin (Chai tròn 500ml)

– Thông thường chúng ta hay ngâm rượu thuốc các loại dược liệu với mục đích bồi bổ sức khoẻ. Ở đây, với dược liệu Sâm Ngọc Linh cũng không phải là ngoại lệ.

– Cách tiến hành: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh. Sau đó cho cả củ sâm vào lọ thuỷ tinh đã chứa đầy rượu (tầm 50 đến 70 độ). Đậy kín và để tầm từ 3 tháng trở lên rồi dùng mới cho hiệu quả tốt. Tỷ lệ được khuyến nghị để ngâm là 100g Sâm Ngọc Linh ngâm với 2 đến 3 lít rượu, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng từ 1 đến 2 ly rượu Sâm Ngọc Linh (tức từ khoảng 50 đến 100ml).

5/ Nấu cháo Sâm Ngọc Linh:

– Cách tiến hành: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh, rồi phơi khô. Lấy khoảng 3g sâm cắt thành từng lát mỏng. Sau đó ta đem sắc với nước, rồi cho thêm gạo và nước vào vừa đủ để nấu thành cháo.

– Đối tượng nên dùng: Người cao tuổi ốm yếu, răng rụng nhiều, khó ăn uống, đặc biệt là các đối tượng có tổn thương trên đường tiêu hoá gây khó ăn uống như người mắc các bệnh mãn tính trên đường tiêu hoá, hoặc người mới ốm dậy đang trong giai đoạn cần phục hồi sức khoẻ.

VII/ Giá bán của dược liệu Sâm Ngọc Linh

Người dân huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đổi đời nhờ cây sâm Ngọc Linh

Hiện nay, tại Việt Nam, hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là hai tỉnh đi đầu trong công tác nhân giống Sâm Ngọc Linh cung cấp cho thị trường. Đây cũng là địa điểm nhiều đơn vị tiến hành thu mua sâm tự nhiên và gieo trồng Sâm Ngọc Linh nhân tạo với chất lượng cao.

Giá của củ Sâm Ngọc Linh trồng dao động trong khoảng 80 – 90 triệu đồng/ 500g cho phần củ (tức khoảng 160 – 180 triệu đồng/ 1 kg củ). Tuỳ vào từng thời điểm, giá có thể cao hơn, có thể lên tới hơn trăm triệu đồng/ 500g. Tuổi sâm càng cao thì giá bán có thể tăng lên càng cao. Thông thường, sâm phải từ 5 năm tuổi trở lên mới bắt đầu có thể bán được.

Nếu chúng ta muốn mua Sâm Ngọc Linh, có thể đến các nhà vườn nuôi trồng sâm ở hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam để trực tiếp lựa chọn rồi mua. Nếu không đến trực tiếp được thì bạn cũng có thể đặt mua từ các đơn vị kinh doanh đã và đang tiến hành nuôi trồng và cung cấp Sâm Ngọc Linh uy tín – ví dụ như Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kontum hay Trung tâm Dược liệu Vietfarm.

VIII/ Kết luận

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về các Đặc điểm thành phần, Công dụng và Các đối tượng nên sử dụng Sâm Ngọc Linh. Mong rằng bạn đã thêm hiểu về loài dược liệu quý này của Việt Nam.

Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại trong các bài viết sau của Nhà thuốc Việt!

>>>Xem thêm các sản phẩm Sâm Ngọc Linh Tumơrông

1/ Cà phê hoà tan Sâm Ngọc Linh
2/ Viên nang mềm Sâm Ngọc Linh
3/ Nước uống Collagen Sâm Ngọc Linh
4/ Trà Sâm Ngọc Linh hoà tan Tumơrông
5/ Rượu Sâm Ngọc Linh Atuagin (Chai Gold 500ml)
6/ Rượu Sâm Ngọc Linh Atuagin (Chai bầu VIP 750ml)
7/ Rượu Sâm Ngọc Linh Atuagin (Chai VIP sứ 750ml)
8/ Rượu Sâm Ngọc Linh Atuagin (Chai tròn 500ml)
9/ Rượu Sâm Ngọc Linh (Chai vuông 500ml)

———————————————-

>> Tài liệu tham khảo: Vietnamese Ginseng (Panax vietnamensis Ha and Grushv.): Phylogenetic, Phytochemical, and Pharmacological Profiles, https://bom.sp/k9Okxz

———————————————-

Hệ thống Nhà thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành vì sức khỏe của bạn và gia đình!

• Website: https://nhathuocviet.vn

• Hotline/Zalo: 0985508450

• Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet

• Địa chỉ chi nhánh 1: Số 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP HCM

• Địa chỉ chi nhánh 2: Số 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi