Sâm Mỹ: Thành phần, công dụng, đối tượng sử dụng

Bài viết được thực hiện bởi

Dược sĩ Nguyễn Tiến Dũng

Bên cạnh các loại Sâm Ngọc Linh, Sâm Hàn Quốc và Sâm Triều Tiên, thì Sâm Mỹ là một trong bốn loại Nhân sâm tốt nhất trên thế giới, với tên khoa học là Panax quinquefolius. Được xem là một trong những loại dược liệu quý hiếm và có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người, từ xưa đến nay, Sâm Mỹ luôn được nhiều người lựa chọn sử dụng như một sản phẩm hỗ trợ bồi bổ và tăng cường sức khoẻ trên phạm vị toàn thế giới.

Vậy trong Sâm Mỹ có những thành phần hoạt chất nào? Công dụng của Sâm Mỹ ra sao? Những ai nên dùng và không nên dùng loại dược liệu này? Đừng nôn nóng, tất cả những điều bạn cần giải đáp đều nằm trong bài viết dưới đây của Hệ thống Nhà thuốc Việt chúng tôi.

I/ Vậy Sâm Mỹ là loại dược liệu như thế nào?

Ngoài các loại Nhân sâm nổi tiếng ở châu Á như Sâm Hàn Quốc, Sâm Triều Tiên, Sâm Trung Quốc, Sâm Nhật Bản, Sâm Ngọc Linh,… thì có một loại Nhân sâm khác nằm ở phía Tây bán cầu cũng rất nổi tiếng. Đó là Sâm Mỹ – hay còn được gọi là Nhân sâm Hoa Kỳ hay Tây Dương sâm.

Theo Y học cổ truyền, Tây Dương sâm là loại thuốc bổ có mùi thơm, vị ngọt hơi đắng nhẹ, hơi the và có tính mát. Tây Dương sâm quy vào các kinh là Tâm, Phế và Thận. Công dụng chính của Tây Dương sâm là bổ khí, dưỡng âm, thanh hư nhiệt, sinh tân dịch, trừ phiền khát.

Tây Dương sâm thường được dùng nhằm điều trị các chứng bệnh do khí hư, âm suy hỏa vượng, khái suyễn đàm huyết, hư nhiệt phiền táo, nội nhiệt tiêu khát (như bệnh Đái tháo đường), hay chứng miệng táo họng khô.

II/ Vùng địa lý phân bố và chu kỳ sinh trưởng của Sâm Mỹ

1) Vùng địa lý phân bố của Sâm Mỹ

Sâm Mỹ có nguồn gốc từ các cánh rừng ôn đới của khu vực Bắc Mỹ, nằm tại vị trí khoảng từ 70 đến 90 độ kinh Tây và khoảng 34 đến 47 độ vĩ Bắc. Các cánh rừng này tương ứng nằm tại các tỉnh bang Québec và tỉnh bang Ontario của Canada; các tiểu bang Mississippi, tiểu bang Arkansas, và tiểu bang Georgia ở phía nam của Mỹ. Hiện nay, sâm Mỹ hoang dã vẫn có mặt và được khai thác tự nhiên tại các tiểu bang Wisconsin, tiểu bang Pennsylvania và tiểu bang New York của Mỹ.

Rừng ôn đới Bắc Mỹ – quê hương của Sâm Mỹ

2) Chu kỳ sinh trưởng của Sâm Mỹ

Sâm Mỹ là loài cây sinh trưởng chậm, với khoảng thời gian từ khi bắt đầu trồng từ hạt giống cho tới khi thu hoạch là vào khoảng từ 5 đến 6 năm. Trong đó, năm đầu là thời kỳ bắt đầu hình thành rễ, thân và lá Sâm Mỹ. Từ năm thứ hai đến năm thứ tư là thời kỳ nuôi dưỡng cây, phần rễ bắt đầu phình to dần, mỗi năm rễ cũng lớn thêm một nhánh. Khi bắt đầu được 5 năm tuổi, rễ bắt đầu hoàn chỉnh và có thể thu hoạch được. Thông thường, việc thu hoạch củ Sâm Mỹ sẽ được tiến hành trong thời gian từ cuối hè đến mùa thu hàng năm. Cụ thể như sau:

– Khi Sâm Mỹ được 1 năm tuổi: Ba lá nhỏ bắt đầu mọc ra, rễ chính và các rễ phụ bắt đầu hình thành và phát triển.

– Khi được 2 năm tuổi: Phía trên cuống Sâm Mỹ bắt đầu mọc ra thêm 2 nhánh nhỏ, trong mỗi nhánh cũng có thêm 5 chiếc lá con. Tại rễ sâm cũng bắt đầu chia ra thành 2 nhánh chính và phát triển dần.

– Tại giai đoạn 3 năm tuổi: Sâm Mỹ ra nhiều lá hơn, rễ sâm cũng phát triển phình to dần dần, xung quanh thân rễ con và thân rễ chính bắt đầu xuất hiện nhiều rễ phụ. Ở giai đoạn này, thì hình dạng của Sâm Mỹ đã được hình thành và cố định, không có nhiều sự thay đổi so với các năm tiếp theo.

– Từ 4 đến 5 năm tuổi là giai đoạn Sâm Mỹ tiếp tục phát triển thêm. Ở giai đoạn này, lá sâm mọc ra nhiều hơn, rễ cũng phình ra to hơn với nhiều rễ con mọc ra thêm. Đặc biệt, Sâm Mỹ có nhiều rễ được nhiều người ưa thích và mua thêm.

– Sâm Mỹ 6 năm tuổi là thời điểm thu hoạch tốt nhất của cây. Đây được xem là thời gian thu hoạch “chín muồi” khi hàm lượng chất dinh dưỡng trong cây chứa nhiều nhất.

III/ Các đặc điểm hình thái bên ngoài của Sâm Mỹ

Hình ảnh cây sâm Mỹ

1) Đặc điểm thân cây Sâm Mỹ

Sâm Mỹ là loài cây thân thảo lâu năm, có thân mỏng phát triển đến chiều cao từ 15 đến 60cm. Phần thân của Sâm Mỹ thường nhẵn, có màu xanh lục và đôi khi được bao phủ bởi lông, và thường không phân nhánh.

2) Đặc điểm lá cây Sâm Mỹ

Trong 2 năm đầu tiên, cây Sâm Mỹ non tạo ra một chùm 3 lá kép. Từ năm thứ 3 trở đi, cây ra từ 3 đến 5 lá kép, trong đó mỗi lá kép bao gồm từ 3 đến 7 lá chét. Đặc điểm của lá là các lá chét ở đáy nhỏ hơn các lá chét ở phía trên. Mép lá chét có răng cưa hình nêm, và thuôn nhọn ở đỉnh. Dọc theo đường gân lá có những sợi lông nhỏ và cứng.

3) Đặc điểm hoa cây Sâm Mỹ

Hoa của cây Sâm Mỹ là một cụm hoa màu trắng lục, gồm một chùm có từ 4 đến 40 bông hoa trên một cuống đơn. Mỗi hoa của cây Sâm Mỹ dài từ 2 đến 3 mm, và có 5 răng. Đài hoa của cây Sâm Mỹ có màu xanh và có 5 cánh hoa màu xanh vàng, chứa 5 nhị ngắn với bao phấn thuôn dài, và 1 nhuỵ chia làm hai ở đỉnh. Bầu noãn của cây Sâm Mỹ nằm ở phía dưới của đài hoa.

Hình ảnh hoa cây Sâm Mỹ

4) Đặc điểm quả và hạt Sâm Mỹ

Quả Sâm Mỹ có màu đỏ tươi, mỗi quả có chứa 2 hoặc 3 hạt màu trắng.

Hình ảnh lá và hạt của cây Sâm Mỹ

IV/ Bộ phận dùng làm thuốc của Sâm Mỹ. Phân loại Sâm Mỹ

1) Bộ phận dùng làm thuốc của Sâm Mỹ

Bộ phận dùng làm thuốc của Sâm Mỹ là phần thân rễ và rễ. Phần rễ Sâm Mỹ có hình trụ hoặc hình thoi, có phân nhánh, đường kính có thể lên đến 2,5cm ở phần cổ rễ.

Bộ phận dùng làm thuốc của Sâm Mỹ là thân rễ và rễ

2) Phân loại Sâm Mỹ

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại Sâm Mỹ là Sâm Mỹ hoang dã (Sâm Mỹ tự nhiên) và Sâm Mỹ trồng. Có sự khác biệt rõ ràng về kích thước và màu sắc giữa hai loại Sâm Mỹ này, cụ thể như sau:

⁂ Sâm Mỹ hoang dã (Sâm Mỹ tự nhiên): Loại dược liệu này mọc hoang tự nhiên trong các cánh rừng ôn đới ở Bắc Mỹ. Vì mọc tự nhiên nên chúng có tuổi đời lâu năm hơn. Về cảm quan bên ngoài thì củ Sâm Mỹ hoang dã có màu sáng hơn, kích thước thường to và nhiều nhánh hơn. Khi nếm thử, Sâm Mỹ hoang dã có vị ngọt ban đầu, sau đó sẽ thấy vị đắng (tiền cam hậu khổ), hương vị cũng sẽ đậm đà hơn so với Sâm Mỹ trồng. Thường khi được tìm thấy thì Sâm Mỹ hoang dã có tuổi đời lâu năm hơn so với Sâm Mỹ trồng (từ khoảng 8 năm tuổi trở lên).

Hình ảnh một cây Sâm Mỹ hoang dã

⁂ Sâm Mỹ trồng: Do người dân Mỹ trồng chủ yếu tại tiểu bang Wisconsin thuộc vùng Ngũ Đại hồ phía Đông Bắc của Mỹ. Về đặc điểm, Sâm Mỹ trồng thì có củ dày hơn, ít nhánh và nhỏ hơn so với Sâm Mỹ hoang dã. Cảm quan bên ngoài là thể chất của củ sâm Mỹ trồng cũng mềm hơn, và có hương vị dịu hơn so với Sâm Mỹ hoang dã. Sâm Mỹ trồng thường sẽ thu hoạch vào năm thứ 5 hoặc năm thứ 6.

V/ Thành phần hoá học và công dụng của Sâm Mỹ

1) Thành phần hoá học của Sâm Mỹ

Hoạt chất chính mang lại các công dụng tuyệt vời cho các loại Nhân sâm là các hợp chất Ginsenosid có khung Dammaran.

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã đề cập rằng trong Sâm Hàn Quốc có tới 13 loại hợp chất Ginsenosid có khung Dammaran khác nhau, trong đó hoạt chất mang lại tác dụng chủ yếu cho dược liệu này là hợp chất Ginsenosid có khung Dammaran loại Rh và Rg với công dụng giúp tỉnh táo, hưng phấn thần kinh.

Cũng gần giống như thế, Sâm Mỹ cũng chứa tới 6 loại Ginsenosid có khung Dammaran khác nhau, lần lượt là Ro, Rb1, Rb2, Rc, Rd và Re. Trong đó, hợp chất Ginsenosid có khung Dammaran Rb1 chiếm tỷ trọng lớn – tới 30 – 40% trong tổng số 6 loại.

Hoạt chất Ginsenosid Rb1 có trong Sâm Mỹ

2) Công dụng của Sâm Mỹ

Dưới đây là các công dụng của Sâm Mỹ:

– Giúp bồi bổ và tăng cường sinh lực, tăng cường sức khỏe.

– Hồi phục và tăng cường khả năng sinh lý, giúp tăng cường Testosterone nội sinh trong cơ thể.

– Tăng cường miễn dịch, giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng và stress, tăng khả năng tập trung.

– Phòng ngừa lão hoá.

– Giúp điều hòa lượng đường trong máu, tăng cường tỷ lệ cholesterol tốt trong máu.

– Hỗ trợ phòng ngừa ung thư.

– Điểm đặc biệt của Sâm Mỹ: đây là loại Nhân sâm có tính mát, bổ khí, dưỡng âm nên có thể dùng cho người ôn nhiệt (nóng trong người); trong khi đó các loại Nhân sâm châu Á tuy cũng có tinh bổ khí nhưng lại có tính ôn nhiệt, bổ dương, nên không dùng được.

Như vậy, về lý thuyết, Sâm Mỹ có thể dùng được cho những người mắc chứng cao huyết áp thể “hư nhược”, hoặc thể “âm hư nội nhiệt” với liều lượng hợp lý.

VI/ Những ai nên sử dụng Sâm Mỹ. Lưu ý khi dùng Sâm Mỹ

1) Đối tượng nên sử dụng Sâm Mỹ

Dưới đây là các đối tượng nên sử dụng Sâm Mỹ:

– Nam và nữ giới trưởng thành.

– Bệnh nhân sau phẫu thuật, người trải qua đợt điều trị dài ngày cần phục hồi sức khoẻ.

– Người làm việc trong môi trường căng thẳng, mệt mỏi, cần tăng cường tỉnh táo.

– Bệnh nhân ung thư, người mắc các chứng bệnh do âm hư – hoả vượng, và một số đối tượng khác.

2) Lưu ý khi dùng Sâm Mỹ

– Người đang dùng thuốc kê đơn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

– Sâm Mỹ không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Chỉ nên dùng Sâm Mỹ như một loại thực phẩm bổ sung hỗ trợ tăng cường sức khỏe.

– Hiệu quả trên cơ địa từng người là khác nhau.

VII/ Các cách chế biến Sâm Mỹ phổ biến nhất

Dưới đây là một số cách chế biến Sâm Mỹ phổ biến nhất:

1/ Ăn trực tiếp: Rửa sạch củ Sâm Mỹ để loại bỏ bụi bẩn, rồi để khô. Sau đó cắt củ sâm Mỹ ra thành từng lát mỏng. Ngậm lát Sâm Mỹ trong miệng tới khi mềm rồi nhai và nuốt. Bạn cũng có thể mua các sản phẩm Sâm Mỹ đã làm sẵn.

2/ Pha với nước ấm: Rửa sạch củ Sâm Mỹ để loại bỏ bụi bẩn, rồi để khô và cắt thành từng lát nhỏ. Sau đó, ta ngâm các lát Sâm Mỹ với nước ấm trong vòng 30 phút, rồi húp toàn bộ phần nước. Cuối cùng, nhai cả củ Sâm Mỹ còn lại và nuốt.

3/ Rượu Sâm Mỹ: Là cách chế biến giúp bảo quản Sâm Mỹ lâu hơn. Càng để lâu rượu uống càng ngon.

4/ Các cách chế biến khác: Ngoài ra, có thể dùng Sâm Mỹ để chế biến thành một số món ăn khác như gà hầm Sâm Mỹ, cháo Sâm Mỹ, súp Sâm Mỹ, kẹo sâm Mỹ,…

VIII/ Giá bán của Sâm Mỹ

Hiện nay, trên thị trường, dược liệu Sâm Mỹ được bán dưới dạng sản xuất sẵn và đóng hộp. Thành phẩm là các loại Sâm Mỹ cắt lát Wisconsin (Hoa Kỳ) có dán tem chứng nhận của Hội đồng Nhân sâm Bang Wisconsin (Hoa Kỳ). Giá của sản phẩm Nhân sâm Hoa Kỳ nguyên củ 100% (Hộp 100g) trên thị trường hiện nay là khoảng 1 triệu đồng/ hộp.

IX/ Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết về các khía cạnh của Sâm Mỹ, đặc biệt là thành phần, công dụng và các đối tượng nên hoặc không nên sử dụng Sâm Mỹ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại mà hãy trực tiếp liên lạc với các Dược sĩ của chúng tôi để được tư vấn thêm.

Xin chân thành cảm ơn Quý Độc giả đã quan tâm theo dõi và ủng hộ Nhà thuốc Việt.

———————————————-

>>> Xem thêm sản phẩm liên quan: Nhân sâm Wisconsin Baumann Ginseng USA

———————————————-

Hệ thống Nhà thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành vì sức khỏe của bạn và gia đình!

• Website: https://nhathuocviet.vn

• Hotline/Zalo: 0985508450

• Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet

• Địa chỉ chi nhánh 1: Số 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP HCM.

• Địa chỉ chi nhánh 2: Số 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM.

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi