[Hướng dẫn] Cách dùng nước lá Tía tô trị mụn tại nhà

Bài viết được thực hiện bởi

Dược sĩ Nguyễn Tiến Dũng

Không chỉ là một loại rau thơm, mà lá Tía tô còn là một loại dược liệu được sử dụng với nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ con người, bao gồm cả việc hỗ trợ làm đẹp da. Trong dân gian có lưu truyền khá nhiều bài thuốc sử dụng lá Tía tô trong việc chăm sóc và bảo vệ cho da của con người như chống lão hoá, hỗ trợ điều trị chống nắng cho da cũng như hỗ trợ điều trị mụn.

Vậy thực hư lời đồn sử dụng nước lá Tía tô trị mụn có chính xác không? Hãy cùng Nhà thuốc Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hướng dẫn cách dùng nước lá Tía tô trị mụn tại nhà

Mụn là gì?

Mụn là một tình trạng bệnh lý trên da, xảy ra khi nang lông bị bít tắc với các chất nhờn thừa và các tế bào chết. Đó là tiền đề dẫn tới tình trạng mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, nhọt,… Mụn thường xảy ra nhất trong tuổi dậy thì do nồng độ hormon tăng cao trong cơ thể, tuy nhiên thông thường thì mụn sẽ xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi.

Việc điều trị hiệu quả mụn là khá đơn giản, tuy nhiên có một số loại mụn rất dai dẳng. Tình trạng nổi mụn nhọt và các vết sưng thường phục hồi khá chậm, và khi một loại mụn vừa khỏi thì vết mụn khác thường sẽ trồi lên ngay, nếu bạn không chăm sóc kỹ cho da của mình.

Dựa theo mức độ nghiêm trọng, mụn có thể gây ra những mặc cảm tâm lý, cũng như những vết sẹo trên da. Bạn càng điều trị sớm chừng nào, thì các hậu quả sau mụn càng giảm thiểu sớm chừng đó.

Một số loại mụn thường gặp

Các nguyên nhân gây nên tình trạng mụn trên da

Dưới đây, Nhà thuốc Việt xin giới thiệu cho bạn về bốn nguyên nhân chính gây nên tình trạng mụn viêm:

  • Tình trạng tăng tiết bã nhờn.
  • Sự bít tắc lỗ chân lông bởi chất nhờn và các tế bào chết.
  • Do vi khuẩn trên da.
  • Do tình trạng viêm nhiễm trên da.

Mụn thường xuất hiện chủ yếu trên mặt, trên trán, vùng ngực, vùng lưng trên và vùng vai – vì đây là những khu vực da có chứa nhiều tuyến bã nhờn. Các nang lông là khu vực được kết nối trực tiếp tới các tuyến bã nhờn để tiết ra bên ngoài da.

Lớp vỏ ngoài của nang lông sát với da có thể tạo thành chỗ phình, là tiền đề để tạo nên mụn đầu trắng. Nếu nốt mụn mới hình thành, tiếp xúc với không khí và bị oxy hoá, chuyển thành màu đen thì sẽ tạo thành mụn đầu đen. Mụn đầu đen thường nhìn giống chất bẩn bít tắc trong lỗ chân lông, nhưng thực ra bên trong nang lông bị bít tắc bởi các vi khuẩn và bã nhờn, vì thế sẽ bị đổi sang màu nâu khi tiếp xúc với không khí.

Nhọt là các nốt màu đỏ nhô lên khỏi bề mặt da, với một nhân trắng. Nhọt hình thành khi lỗ chân lông bị viêm, hoặc bị nhiễm khuẩn. Sự bít tắc và tình trạng viêm bên trong nang lông sẽ gây ra vết sưng dạng nang bên dưới bề mặt da. Các lỗ mở khác trên da, thường là các chỗ đổ ra của tuyến mồ hôi trên da, thường không ảnh hưởng tới việc hình thành mụn.

Ngoài ra, một số điều dưới đây có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mụn:

  • Do sự tăng tiết hormon: Androgen là các loại hormon giới tính ở nam và nữ. Trong thời kỳ dậy thì, sự tăng tiết các loại hormon này khiến tuyến bã nhờn phát triển mạnh, và tiết nhiều dầu thừa hơn. Sự biến động hormon tuổi trung niên – thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh của phụ nữ, cũng dễ gây ra tình trạng mụn.
  • Do việc sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể kích thích tạo thành tình trạng mịn như các loại thuốc nhóm Corticosteroid, Testosteron hay thuốc chứa thành phần là Liti.
  • Do chế độ dinh dưỡng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ một số loại thực phẩm, bao gồm các loại thực phẩm giàu carbohydrat – như bánh mì, bánh mì vòng và khoai tây rán – có thể làm trầm trọng hơn tình trạng mụn. Các nghiên cứu chuyên sâu cần được thực hiện thêm để chắc chắn rằng, người bị mụn hưởng lợi từ sự kiêng một số loại thức ăn.
  • Do căng thẳng (stress): Căng thẳng (stress) thường không kích thích sản sinh mụn mới. Tuy nhiên, nếu trên da của bạn đã có mụn, thì căng thẳng (stress) sẽ làm tình trạng mụn trầm trọng hơn.

Ăn nhiều bánh mì có thể làm trầm trọng hơn tình trạng mụn

Có nên sử dụng nước lá Tía tô trị mụn không?

Lá Tía tô được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày như một loại gia vị cho các món ăn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, lá Tía tô còn là một loại dược liệu được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị một số loại bệnh, trong đó có hỗ trợ điều trị tình trạng mụn trên da như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn trứng cá, mụn nhọt,…

Trong thành phần của lá Tía tô có rất nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả có thể kể đến như Axit Rosmarinic và Luteolin. Bên cạnh đó, trong lá Tía tô cũng có chứa hoạt chất Luteolin còn giúp ngăn ngừa tác hại của tia cực tím (tia UV) gây ảnh hưởng tới da, và lá Tía tô cũng giúp duy trì vẻ tươi trẻ và đàn hồi của da.

Vì thế, nước lá Tía tô thường được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị mụn nhờ các công dụng:

  • Giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở các nốt mụn mủ, làm chậm quá trình sưng và giúp loại bỏ nhân mụn tận gốc trên da.
  • Cách thực hiện và việc sử dụng đơn giản, dễ làm, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Việc uống nước lá Tía tô trị mụn là cách sử dụng có thể dùng được cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi với nhiều loại da khác nhau, cũng như giúp ngăn ngừa mụn quay trở lại.

Hoạt chất Luteolin trong lá Tía tô giúp kháng viêm hiệu quả cho da mụn

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Nước lá Tía tô chữa bệnh Gút được không?

Hướng dẫn sử dụng nước lá Tía tô trị mụn

Dưới đây, Nhà thuốc Việt xin giới thiệu tới bạn một số cách sử dụng nước lá Tía tô trị mụn hiệu quả như sau:

1/ Uống nước lá Tía tô tươi

Đây là phương pháp dùng nước lá Tía tô tươi hỗ trợ điều trị mụn đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, mùi của nước lá Tía tô tươi rất nồng, có thể sẽ không phù hợp cho một số đối tượng dị ứng với mùi này.

  • Chuẩn bị: 3 lạng lá Tía tô, Rổ rửa, Nồi nấu, Cốc uống, Máy xay sinh tố.
  • Tiến hành: Đem rửa sạch lá Tía tô dưới vòi nước, rồi đem ngâm với nước muối trong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ. Sau đó ta đem cho vào máy xay sinh tố với khoảng nửa lít nước. Sau khi xay xong, ta lấy phần nước cho ra cốc và uống. Sử dụng nước lá Tía tô tươi hàng ngày sẽ giúp mang lại cho bạn một làn da khoẻ mạnh, ít mụn nhọt. Vệ sinh các dụng cụ sau khi dùng.

Phần bã sau khi đã xay sinh tố xong, bạn đừng vứt đi mà có thể lấy và đắp lên mặt trong vòng 30 đến 45 phút. Kết hợp 2 loại uống và đắp sẽ giúp gia tăng hiệu quả hơn so với chỉ uống nước lá Tía tô.

2/ Uống nước lá Tía tô nấu với chanh tươi

Đây là một phương pháp sử dụng nước lá Tía tô phổ biến, được nhiều người lựa chọn.

  • Chuẩn bị: 200 gram lá Tía tô, Chanh tươi, Rổ rửa, Nồi nấu, Bình thuỷ tinh, Cốc uống, Máy xay sinh tố.
  • Tiến hành: Đem rửa sạch lá Tía tô dưới vòi nước, rồi đem ngâm với nước muối trong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ. Sau đó ta vớt ra rổ, để ráo nước. Lấy nước từ vòi và cho vào nồi và đun cho đến sôi. Sau đó, ta cho nước lá Tía tô vào, đun thêm khoảng 5 đến 10 phút rồi tắt bếp. Để nguội, lấy phần nước cho vào bình thuỷ tinh, rồi cho thêm 1 số lát chanh tươi vào, và uống trong ngày. Nếu thời tiết nắng nóng, ta có thể cho nước lá Tía tô vào ngăn mát tủ lạnh, rồi để dùng dần.

Nước lá Tía tô nấu với Chanh tươi

3/ Uống nước trà lá Tía tô

Nước trà lá Tía tô là một món ăn được nhiều người lựa chọn vì giúp hỗ trợ thải bỏ độc tố và giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả, cũng như giúp giảm thiểu tình trạng bít tắc lỗ chân lông do bã nhờn – nguyên nhân gây mụn hàng đầu.

  • Chuẩn bị: Lá Tía tô, Rổ rửa, Bình thuỷ tinh, Cối và chày, Ấm trà, Cốc uống.
  • Tiến hành: Lấy khoảng 2kg lá Tía tô tươi, đem rửa sạch lá Tía tô dưới vòi nước, rồi đem ngâm với nước muối trong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ. Để ráo nước. Sau đó ta phơi lá Tía tô dưới trời nắng trong khoảng 2 đến 3 ngày. Sau khi lá Tía tô đã khô, ta giã nhỏ lá Tía tô với Cối và chày, rồi cho vào lọ thuỷ tinh để dùng dần. Khi cần uống trà lá Tía tô: ta lấy một ít lá Tía tô cho vào ấm trà, cho khoảng nửa lít nước vào và đun sôi, để nguội, sau đó rót ra cốc để uống.

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Nước lá Tía tô với mật ong

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Đun nước lá Tía tô rửa mặt có hiệu quả không?

Các lưu ý khi dùng nước lá Tía tô trị mụn

Muốn sử dụng nước lá Tía tô trị mụn có hiệu quả, bạn cần chú ý tuân thủ theo các khuyến nghị của chuyên gia. Dưới đây, Nhà thuốc Việt sẽ đưa ra một số lưu ý cho các bạn khi dùng nước lá Tía tô để trị mụn, cụ thể như sau:

  • Cơ địa của từng người là khác nhau, nên hiệu quả điều trị sẽ không giống nhau. Để được tư vấn kỹ lưỡng theo tình trạng của mình, hãy liên hệ trực tiếp với các Dược sĩ Tư vấn của chúng tôi.
  • Không nên lạm dụng nước lá Tía tô để bôi hỗ trợ điều trị mụn, vì có thể khiến da bị kích ứng.
  • Nước lá Tía tô không phải là thuốc nên hiệu quả điều trị có thể sẽ đến chậm hơn bình thường. Trong trường hợp này, bạn cần kiên trì bôi hoặc uống trong thời gian dài.
  • Chỉ nên bôi nước lá Tía tô để hỗ trợ điều trị mụn trong các trường hợp nhẹ. Trong các trường hợp mụn viêm nặng, mụn lâu năm, bạn cần đến khám tại các phòng khám da liễu để được điều trị chuyên sâu.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các tác dụng không mong muốn, hoặc tình trạng mụn viêm không được cải thiện, bạn cần ngừng dùng nước lá Tía tô ngay và đi khám Bác sĩ Da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Nước lá Tía tô là loại dược liệu rất nhạy cảm với các tia UV. Bạn nên chú ý thoa kem chống nắng và che chắn kỹ trước khi ra ngoài khi bôi nước lá Tía tô lên da để hỗ trợ điều trị mụn.
  • Nên thoa nước lá Tía tô thử lên 1 vùng da nhỏ để thử phản ứng dị ứng trước khi sử dụng để phòng ngừa các tác dụng không mong muốn.
  • Nếu sử dụng nước lá Tía tô để trị mụn bằng cách uống, nên hỏi ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ em hoặc phụ nữ có thai.
  • Nếu sử dụng nước lá Tía tô bằng cách uống, cần bảo quản nước lá Tía tô trong tủ lạnh nếu uống không hết. Tuy nhiên, chỉ nên dùng nước lá Tía tô để hỗ trợ điều trị mụn trong vòng 24 giờ. Nếu vượt quá thời gian này, hoạt chất có trong nước lá Tía tô có thể bị mất tác dụng, cũng như gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hoá.

Nếu uống không hết phải bảo quản nước lá Tía tô trong tủ lạnh

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Cho trẻ uống nước lá Tía tô hạ sốt có hiệu quả không?

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Nước lá Tía tô có tác dụng gì với bà bầu

Kết luận

Trên đây, Nhà thuốc Việt chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn toàn bộ cách dùng nước lá Tía tô trị mụn tại nhà. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng ngần ngại mà đặt câu hỏi cho đội ngũ Dược sĩ Tư vấn của chúng tôi. Chắc chắn bạn sẽ nhận được câu trả lời phù hợp trong thời gian ngắn nhất.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết trên đây của chúng tôi. Chúc các bạn có nhiều sức khoẻ và luôn thật thành công!

———————————————

>>Xem thêm sản phẩm liên quan<<

Nước cất Tía tô Gió quê

MUA NGAY

———————————————

Hệ thống Nhà thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành vì sức khỏe của bạn và gia đình!

• Website: https://nhathuocviet.vn

• Hotline/Zalo: 0985508450

• Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet

• Địa chỉ chi nhánh 1: Số 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP HCM

• Địa chỉ chi nhánh 2: Số 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi