Có nên ăn gạo lứt giảm cân không?

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền

Hiện nay, gạo lứt là một trong số những loại thực phẩm rất được người tiêu dùng Việt ưa chuộng vì nó đại diện cho chế độ ăn lành mạnh. Tuy nhiên, có không ít người thắc mắc liệu ăn gạo lứt có tốt không, đặc biệt là phái đẹp rất tò mò ăn gạo lứt giảm cân có hiệu quả như lời đồn thổi bấy lâu nay. Nhà thuốc Việt sẽ giải đáp toàn bộ các câu hỏi này trong bài viết dưới đây nên bạn đừng bỏ sót bất cứ thông tin gì nhé!

1. Ăn gạo lứt giảm cân có đúng như lời đồn không?

Các nhà khoa học, chuyên gia dinh dưỡng đánh giá gạo lứt là loại thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. So với loại gạo truyền thống có màu trắng thì gạo lứt ít được chế biến hơn, chúng chỉ được bỏ đi lớp vỏ cứng ở bên ngoài còn vẫn giữ lại lớp cám và mầm chứa nhiều dưỡng chất.

Nhiều nghiên cứu khoa đã học đã chứng minh rằng nếu con người thay thế chế độ ăn các loại ngũ cốc tinh chế bằng gạo lứt thì sẽ kiểm soát tốt cân nặng hơn, giúp giảm cân hiệu quả. Vì hàm lượng chất xơ trong gạo lứt nhiều hơn so với các loại ngũ cốc đã tinh chế chẳng hạn như gạo trắng, mì ống trắng, bánh mì trắng,…

Gạo lứt có giúp giảm cân hiệu quả không?
Gạo lứt có giúp giảm cân hiệu quả không?

Gạo lứt giảm cân hiệu quả bởi khi cơ thể con người tiêu thụ nhiều chất xơ, bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn, từ đó giảm nhu cầu tiêu thụ calo. Trên thực tế, có không ít nghiên cứu được tiến hành đã cho thấy nếu con người ăn nhiều hơn thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt nói chung, gạo lứt nói riêng sẽ có cân nặng cũng như nguy cơ tăng cân thấp hơn so với người bình thường.

Đối với chị em phụ nữ, việc thay thế chế độ ăn hàng ngày với gạo lứt sẽ có thể làm giảm kích thước vùng mỡ bụng. Mỗi ngày, chị em chỉ cần ăn khoảng 150gr gạo lứt giảm cân và duy trì trong vòng 6 tuần sẽ có thể giảm trọng lượng đáng kể, đạt tới số đo vòng eo mà mình mơ ước.

>>> Xem thêm: Giải đáp câu hỏi nhịn ăn sáng có giảm cân không?

2. Tại sao nên ăn gạo lứt giảm cân?

Tại sao chị em nên ăn gạo lứt giảm cân chứ không phải gạo trắng truyền thống? Bởi so với gạo trắng, gạo lứt có tác dụng kiểm soát cân nặng rất hiệu quả, mặt khác nó cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Theo đó, trong một chén gạo lứt sẽ cung cấp cho cơ thể 216 calo và gồm hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Carbs: 44gr
  • Chất xơ: 3,5gr
  • Chất béo: 1,8gr
  • Chất đạm: 5gr
  • Mangan: 88% RDI
  • Photpho: 16% RDI
  • Niacin (B3): 15% RDI
  • Pyridoxine (B6): 14 RDI
  • Thiamin (B1): 12% RDI
  • Axit pantothenic (B5): 6% RDI
  • Selen: 27% RDI
  • Magie: 21% RDI
  • Đồng: 10% RDI
  • Kẽm: 8% RDI
  • Sắt: 5% RDI

Như vậy, trên thực tế, dù bạn ăn gạo lứt giảm cân nhưng vẫn đảm bảo có đủ lượng canxi, folate, kali, riboflavin (B2) cung cấp cho cơ thể. Đặc biệt, trong gạo lứt có hàm lượng mangan khá lớn, nhờ đó giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu hay phát triển xương, chuyển hóa cơ, chữa lành vết thương, thậm chí là hỗ trợ chức năng của hệ thần kinh.

Tại sao nên ăn gạo lứt để giảm cân?
Tại sao nên ăn gạo lứt để giảm cân?

Do đó, chị em hãy yên tâm ăn gạo lứt giảm cân nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể bản thân. Bên cạnh đó, những hợp chất thực vật có trong loại gạo này còn giúp chống oxy hóa mạnh mẽ như phenol và flavonoid nên giúp cơ thể chúng ta sẽ được bảo vệ trước những căng thẳng, stress và quá trình oxy hóa.

Chính vì vậy, gạo lứt còn giúp giảm viêm trong cơ, ngăn ngừa một số căn bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, bệnh tim, làm chậm quá trình lão hóa,… Bạn thấy đó, ăn gạo lứt giảm cân là một lựa chọn hoàn toàn đúng đắn, vừa kiểm soát được cân nặng, vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

>>> Tham khảo thêm: Review top 10 TPCN, thuốc giảm cân an toàn, hiệu quả nhất hiện nay

3. Gạo lứt có tốt cho sức khỏe không?

Ngoài công dụng giảm cân thì gạo lứt có tốt cho sức khỏe không? Câu trả lời là có! Hãy cùng theo dõi xem gạo lứt giảm cân có những công dụng gì với sức khỏe của bạn nhé!

Tốt cho tim mạch

Gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ cao nên đây chính là một trong những thực phẩm cực tốt cho sức khỏe tim mạch. Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh người ăn nhiều gạo lứt sẽ hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là bệnh mạch vành.

Gạo lứt tốt cho sức khỏe tim mạch
Gạo lứt tốt cho sức khỏe tim mạch

Gạo lứt không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa lượng lớn lignans – hợp chất có công dụng giảm các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như giảm cholesterol, giảm huyết áp, giúp giảm độ cứng của động mạch,… Đặc biệt, trong gạo lứt có hàm lượng magie dồi dào – chất dinh dưỡng đảm bảo cho sức khỏe của mạch vành, giảm nguy cơ suy tim, đột quỵ.

Do đó, chị em phụ nữ ăn gạo lứt giảm cân lại đồng thời bảo vệ tốt cho sức khỏe tim mạch của bản thân.

Tốt cho người bị tiểu đường

Dù là loại thực phẩm giàu Carbohydrate nhưng gạo lứt lại nằm trong số các loại thực phẩm có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, thậm chí là làm giảm insulin đột biến, nhất là khi bạn chuyển từ sử dụng gạo trắng sang gạo lứt.

Theo các nhà khoa học, gạo lứt không chỉ hỗ trợ làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau mỗi bữa ăn mà còn giúp làm giảm chất hemoglobin A1c – chỉ số cân bằng lượng đường huyết, là tín hiệu tích cực giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Gạo lứt là thực phẩm có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường
Gạo lứt là thực phẩm có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường

Tại sao gạo lứt giảm cân lại tốt cho người bị tiểu đường? Bởi gạo lứt nằm trong danh sách các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Do đó, khi bạn tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, cơ thể sẽ tiêu hóa chậm hơn dẫn đến lượng đường trong máu cũng ít bị ảnh hưởng hơn nhiều.

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, họ sẽ phải hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như gạo trắng chẳng hạn. Vì các loại thực phẩm này sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, insulin và ghrelin cũng tăng – loại hormone kích thích cảm giác đói.

Một trong những cách để giảm ghrelin hiệu quả nhất chính là thay gạo trắng dùng hàng ngày bằng gạo lứt. Những bệnh nhân tiểu đường khi ăn gạo lứt có thể kiểm hạn chế được cơn đói để làm giảm tình trạng ăn quá nhiều, qua đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn.

Đối với những bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân, đặc biệt là ở nữ giới, loại thực phẩm này không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu mà còn giúp giảm cân hiệu quả.

Thành phần gạo không chứa gluten

Có thể bạn chưa biết, trong lúa mì, lúa mạch có chứa thành phần gluten – một dạng protein có nguy cơ khiến người dùng bị dị ứng thực phẩm hoặc cơ thể không thể dung nạp ở mức độ từ nhẹ đến nặng, biểu hiện qua các triệu chứng như đầy bụng, nôn, đau dạ dày, tiêu chảy,…

Gạo lứt không chứa thành phần gluten
Gạo lứt không chứa thành phần gluten

Mặc dù gạo lứt nằm trong nhóm thực phẩm ngũ cốc nhưng lại không chứa thành phần gluten. Thậm chí, gạo lứt còn được chế biến thành những sản phẩm chứa gluten lành mạnh như bánh quy, mì ống,… dành cho người bị ứng hoặc không dung nạp được gluten.

Vì vậy, gạo lứt giảm cân không chứa gluten chính là thực phẩm lý tưởng dành cho những người đang ăn kiêng. Nó vừa giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để hoạt động hàng ngày.

>>> Xem thêm: Tổng hợp những món ngon với ức gà giảm cân dễ làm

4. Hướng dẫn cách chế biến gạo lứt giảm cân

Gạo lứt là thực phẩm dễ sử dụng, không khó tìm và giá cả phải chăng nên phù hợp với điều kiện tài chính của đa số người tiêu dùng. Bạn có thể dễ dàng kết hợp gạo lứt với những món ăn khác để giảm cân, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể.


Hướng dẫn các cách chế biến gạo lứt giảm cân trong thực đơn hàng ngày
Hướng dẫn các cách chế biến gạo lứt giảm cân trong thực đơn hàng ngày

Muốn dùng gạo lứt giảm cân, bạn có thể chế biến theo một trong số các cách dưới đây:

  • Nấu cháo gạo lứt thay cho bột yến mạch vào bữa sáng.
  • Kết hợp gạo lứt với trứng, bơ, đậu đen, sốt cay salad dành cho bữa ăn mặn vào buổi sáng.
  • Dùng gạo lứt với rau, ngũ cốc hoặc các món ăn chứa protein khác vào bữa trưa.
  • Bạn có thể ăn bữa trưa bằng gạo lứt với bánh mì, thịt, đậu.

Để đa dạng bữa ăn với gạo lứt giảm cân, chị em khi chế biến món ăn nên linh hoạt thay gạo lứt trong các món chính và món phụ như:

  • Chế biến món xào với đồ ăn làm từ gạo lứt.
  • Dùng gạo lứt để nấu súp.
  • Kết hợp gạo lứt, rau xanh tươi và dầu oliu thành món ăn phụ.
  • Dùng gạo lứt để cuộn sushi (giúp tăng chất xơ rất hiệu quả).
  • Nấu cơm cà ri với gạo Ý và gạo lứt.
  • Thay mì trắng bằng gạo lứt.

>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách nấu gạo lứt đen tại nhà ngon như ngoài hàng

Thông qua bài viết trên đây, Nhà thuốc Việt đã giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề gạo lứt giảm cân. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp cho các bạn đang trong quá trình giảm cân “bỏ túi” thêm một cách kiểm soát trọng lượng hiệu quả, nhanh chóng đạt được vóc dáng như mơ ước.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay tới Nhà thuốc Việt thông qua một trong số các hình thức dưới đây để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.

Website: https://nhathuocviet.vn

Hotline/Zalo: 0985508450

Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet

Địa chỉ chi nhánh 1: Số 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP HCM.

Địa chỉ chi nhánh 2: Số 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM.

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi