Top 15 thuốc dị ứng phổ biến hiện nay

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân

Bạn có biết, dị ứng là phản vệ tự nhiên mà cơ thể báo hiệu rằng chúng ta đang bị tấn công bởi một chất lạ. Khi đó, da thường sẽ nổi mề đay, mẩn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu, hoặc bạn có thể hắt xì hơi liên tục, chảy nước mũi, nước mắt kèm theo ngứa,… Vậy khi dị ứng ngứa cần dùng thuốc gì, và đâu là thuốc dị ứng tốt hiện nay, bạn hãy theo dõi ở bài viết ngay sau đây nhé.

Thuốc dị ứng hoạt động như thế nào?

Thuốc dị ứng giúp giảm ngứa

Thuốc dị ứng giúp giảm ngứa và mẩn đỏ

Bạn có thể hiểu rằng, dị ứng là biểu hiện khi có một yếu tố được coi là lạ xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Tùy theo cơ địa của từng người, mà chúng ta có biểu hiện dị ứng hay không. Chẳng hạn như phấn hoa, mùi thơm, lông thú vật, có người sẽ dị ứng nhưng có người lại không hoặc các tác nhân xấu như virus, vi khuẩn,…

Như vậy, ngăn chặn không cho những “vật thể” lạ xâm nhập vào cơ thể sẽ giúp chúng ta tránh được sự khó chịu do dị ứng gây ra. Đây cũng là yếu tố chính giúp thuốc dị ứng có hiệu quả cao trong điều trị.

Cũng chính dựa trên cơ sở này mà thuốc dị ứng được chia thành 2 loại cơ bản như sau:

Thuốc dị ứng kháng histamin

Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, tế bào sẽ sản sinh ra một chất, gọi là histamin. Sau đó histamin sẽ gắn vào các tế bào từ đó gây ra biểu hiện dị ứng và viêm như:

  • Nổi mề đay, phát ban
  • Ngứa, thường gặp ở da, mắt, mũi, hầu, họng
  • Hắt hơi liên tục, chảy nước mũi
  • Mắt đỏ và chảy nước mắt

Do đó, thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách ngăn không cho histamin bám vào tế bào, nhờ đó phản ứng dị ứng sẽ được giảm.

Đây là nhóm thuốc dị ứng phổ biến thường được sử dụng. Bên cạnh hiệu quả điều trị tốt, thuốc còn có những tác dụng phụ khác, do đó bạn cần một số lưu ý sau để dùng thuốc dị ứng kháng histamin an toàn hơn:

  • Thuốc có thể gây buồn ngủ, cần cẩn thận trong khi lái xe, vận hành máy, hoặc làm việc cần có sự tập trung khác.
  • Khi dùng thuốc có thể bị khô miệng.

Thuốc dị ứng thuộc nhóm Corticoid

Corticoid là nhóm thuốc lớn, có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh có biểu hiện viêm, cũng như dị ứng. Chúng hoạt động bằng cách ức chế men Phospholipase C, từ đó ngăn cản sự hoạt động của các chất trung gian gây dị ứng. Trên thị trường, bạn có thể thấy corticoid có trong những chế phẩm thuốc dị ứng rất đa dạng từ viên uống, thuốc bôi, thuốc xịt mũi,…

Ngoài ra, bên cạnh khả năng kháng dị ứng, corticoid còn có tác dụng kháng viêm, ức chế hệ miễn dịch và tác động lên quá trình chuyển hóa đường, mỡ bên trong cơ thể. Do đó, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua để điều trị và tránh lạm dụng thuốc để hạn chế tối đa những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Top 15 thuốc dị ứng ngứa phổ biến hiện nay

1. Thuốc chống dị ứng cetirizin

Thuốc dị ứng Cetirizin 10mg

Thuốc dị ứng Cetirizin 10mg

Cetirizin được bào chế ở dạng viên nén uống, hoạt chất thuộc nhóm kháng histamin. Thuốc thường được dùng để điều trị dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm, mề đay mạn tính, ngứa và phát ban.

Thành phần thuốc dị ứng cetirizin:

  • Cetirizine dihydrocloride: 10 mg

Cách sử dụng thuốc dị ứng cetirizin:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên dùng 5 – 10 mg/ ngày
  • Người lớn từ 65 tuổi trở lên: 5 mg/ ngày

>>> Xem thêm chi tiết sản phẩm tại đây: CETIRIZIN

2. Thuốc dị ứng ngứa Avamys (dạng thuốc xịt)

Thuốc dị ứng Cetirizin 10mg

Thuốc dị ứng Avamys

Nếu bạn thường xuyên bị viêm mũi dị ứng quanh năm, thì các loại thuốc dị ứng dạng xịt sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể căn bệnh khó chịu này. Trong đó, Avamys là loại thuốc quen thuộc. Với thành phần dược chất là corticoid, thuốc giúp giảm triệu chứng viêm mũi như hắt hơi, chảy nước mũi, sung huyết,…

Thành phần thuốc xịt Avamys:

  • Fluticasone furoate: 27,5 mcg

Cách sử dụng thuốc xịt Avamys:

  • Chỉ dùng thuốc qua đường xịt trong mũi.
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
  • Liều khởi đầu: 2 nhát xịt vào mỗi bên mũi x 1 lần/ ngày
  • Liều duy trì: giảm xuống 1 nhát xịt vào mỗi bên mũi x 1 lần/ ngày
  • Trẻ em từ 2 – 11 tuổi: 1 nhát xịt vào mỗi bên mũi x 1 lần/ ngày
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: không nên dùng

>>> Xem thêm thông tin sản phẩm: Avamys

Lưu ý: Avamys là thuốc kê đơn, bạn cần được bác sĩ chỉ định trước khi sử dụng

3. Thuốc uống dị ứng Loratadin

Thuốc dị ứng Loratadin 10 mg
Thuốc dị ứng Loratadin

Nói đến các thuốc trị dị ứng, bạn chắc chắn không thể bỏ qua Loratadin 10 mg. Một trong những thuốc dị ứng có mặt thường xuyên trong đơn của bác sĩ.

Thuốc được bào chế từ loratadin, cũng thuộc thế hệ thứ 2 của nhóm thuốc dị ứng kháng histamin. Hoạt chất này cho tác dụng kéo dài, do dó thuốc chỉ cần dùng 1 lần duy nhất trong ngày, giúp bạn hạn chế số lần dùng và tránh quên uống. Bên cạnh đó, thuốc có tác dụng nhanh, giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng, mề đay mạn tính, dị ứng thức ăn, …

Thành phần thuốc dị ứng Loratadin:

  • Loratadin: 10 mg

Cách dùng thuốc dị ứng Loratadin:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên/ ngày
  • Trẻ em từ 2 – 12 tuổi:
+ Cân nặng > 30 kg: 10 mg x 1 lần/ ngày
+ Cân nặng ≤ 30 kg: 5 mg x 1 lần/ ngày

>>> Xem thêm chi tiết thông tin thuốc: TẠI ĐÂY

4. Thuốc Medrol

Thuốc dị ứng Medrol

Medrol

Medrol là thuốc được nhiều người biết đến qua tác dụng kháng viêm. Tuy nhiên, chống dị ứng cũng là một trong những tác dụng điển hình của Medrol. Thuốc được bào chế dưới 2 hàm lượng 8 mg và 16 mg, được sử dụng tùy vào mức độ và tình trạng của mỗi bệnh nhân.

Thuốc dị ứng này được làm từ methylprednisolon là dược chất thuộc nhóm Glucocorrticoid. Tác dụng kháng dị ứng của thuốc giúp giảm triệu chứng dị ứng nặng, đã thất bại với những biện pháp thông thường như:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa hay quanh năm
  • Hen phế quản
  • Viêm da do tiếp xúc
  • Phản ứng dị ứng quá mẫn.

Thành phần thuốc Medrol:

  • Methylprednisolone: 8 hoặc 16 mg

Cách sử dụng thuốc Medrol:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống với liều lượng tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người dưới chỉ định của bác sĩ.
  • Liều khởi đầu có thể thay đổi từ 4 – 48 mg/ ngày, dùng 1 lần hoặc nhiều lần trong ngày.

>>> Xem thêm thông tin thuốc tại đây: MEDROL 16; MEDROL 4

Lưu ý: Medrol là thuốc kê đơn, bạn cần được bác sĩ chỉ định trước khi sử dụng.

5. Thuốc dị ứng Clorpheniramin

Clorpheniramin

Clorpheniramin 4mg

Đây là thuốc dị ứng chứa Clorpheniramin, hoạt chất thuộc nhóm kháng histamin. Thuốc được dùng trong viêm mũi dị ứng theo mùa, dị ứng quanh năm, dị ứng với thức ăn, nổi mẩn do côn trùng đốt, ngứa ở bệnh nhân bị thủy đậu, hoặc phối hợp với các thuốc khác trong điều trị cảm lạnh.

Thành phần thuốc dị ứng Clorpheniramin:

  • Clorpheniramin maleat: 4mg

Cách dùng thuốc dị ứng Clorpheniramin:

Thuốc được dùng theo đường uống với liều tham khảo như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên x 4 – 6 giờ/ lần. Dùng tối đa 6 viên (24mg) trong 24 giờ.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 1/2 viên x 4 – 6 giờ/ lần. Mỗi ngày dùng tối đa 3 viên (12mg) trong 24 giờ.
  • Không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

6. Thuốc dị ứng Telfast HD 180mg

Mặc dù vẫn thuộc nhóm thuốc dị ứng, nhưng Telfast HD 180mg được sản xuất từ dược chất mới ra đời sau này nên có những tác dụng ưu việt hơn. Bên cạnh khả năng giảm dị ứng, hoạt chất này còn ít gây tác dụng hơn, số lần dùng trong ngày ít hơn so với thuốc thế hệ cũ.

Telfast HD 180mg được dùng để giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy mũi, ngứa mũi, hầu, họng. Ngoài ra, thuốc còn giảm ngứa và số lượng lát trong mề đay.

Telfast HD 180mg

Telfast HD 180mg

Thành phần thuốc dị ứng Telfast HD 180mg:

Cách dùng thuốc dị ứng Telfast HD 180mg:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 60 mg/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

>>> Xem thêm thông tin thuốc chính hãng bằng cách CLICK vào đường link sau:

https://nhathuocviet.vn/san-pham/thuoc-telfast-hd-180mg.html

7. Thuốc dị ứng Theralene (dạng siro)

Siro Theralene

Siro Theralene

Alimemazine có trong Theralene thuộc nhóm thuốc dị ứng. Tuy nhiên, ngoài khả năng chống dị ứng, nó còn có tác dụng an thần giúp dễ ngủ. Nhờ sự kết hợp này, mà thuốc thường được dùng vào ban đêm để giảm cơn ho do dị ứng và dùng trong mất ngủ thoáng qua ở người lớn và trẻ em.

Dĩ nhiên, Theralene vẫn đạt hiệu quả tốt trong việc chống histamin, làm giảm phản ứng dị ứng như sưng, ngứa ở da, giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng, mề đay. Ngoài ra, thuốc ở dạng siro giúp dễ uống, đặc biệt ở đối tượng trẻ em.

Thành phần của Theralene:

  • Alimemazine: 0,050 g/ 100ml

Cách dùng của Theralene:

– Viêm mũi dị ứng, nổi mề đay:
  • Người lớn: dùng tối đa 16 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày
  • Người già: 16 ml/ lần x 1 – 2 lần/ ngày.
  • Trẻ em trên 3 tuổi: 4 – 8 ml/ lần x 3 – 4 lần/ ngày.
– Thỉnh thoảng mất ngủ hoặc thoáng qua:
  • Người lớn: 8 – 32 ml/ 1 lần trước khi ngủ.
  • Trẻ em trên 3 tuổi: 0,4 – 0,8 ml/ kg/ 1 lần trước khi ngủ.

8. Thuốc dị ứng A.T Desloratadin

Thuốc dị ứng A.T Desloratadin

Thuốc dị ứng A.T Desloratadin

T Desloratadin được sản xuất ở dạng siro đóng thành từng ống riêng biệt. Điều này, giúp bạn dễ dàng mang đi cũng như thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Hơn nữa, thành phần thuốc là Desloratadin cũng có những tác dụng chống dị ứng tương tự như Loratadin. Những điểm nổi bật có thể kể đến là tác dụng dài, giúp hạn chế số lần dùng, ít gây buồn ngủ hơn so với dạng thuốc kháng histamin thế hệ đầu.

Công dụng vẫn bao gồm những tác dụng điển hình của thuốc dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng với đặc điểm ngứa, phát ban, nổi mề đay,…

Thành phần A.T Desloratadin:

  • Desloratadin 2,5 mg

Cách sử dụng A.T Desloratadin:

Thuốc uống 1 lần duy nhất trong ngày với liều tham khảo như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: 2 ống/ ngày
  • Trẻ em từ 5 – 11 tuổi: 1 ống/ ngày
  • Trẻ em từ 2 – 2 tuổi: 1 ống/ ngày
  • Trẻ em dưới 2 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước sử dụng.

9. Thuốc dị ứng Bilaxten 20mg

Tương tự như những thuốc dị ứng kể trên, Bilaxten cũng chứa hoạt chất kháng histamin thế hệ 2 là Bilastine. Thuốc có tác dụng ức chế thụ thể histamin H1, có tác dụng kéo dài (24 giờ) và không gây buồn ngủ như những hoạt chất thuộc thế hệ đầu của nhóm kháng histamin H1.

Thuốc dị ứng Bilaxten 20mg

Thuốc dị ứng Bilaxten 20mg

Thành phần thuốc dị ứng Bilaxten 20mg

  • Bilastine: 20 mg

Công Dụng của Thuốc Bilaxten 20mg

  • Bilaxten được chỉ định điều trị triệu chứng trong trường hợp viêm mũi dị ứng (quanh năm hoặc theo mùa) và mày đay.

Cách dùng Thuốc Bilaxten 20mg

  • Thuốc được uống 1 lần duy nhất trong ngày, vào thời điểm 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau ăn.

>>> Xem thêm thông tin chi tiết của thuốc: TẠI ĐÂY

Lưu ý: Bilaxten 20mg là thuốc kê đơn, bạn cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

10. Thuốc trị dị ứng Prednison 5 mg

Thuốc dị ứng Prednisolon 5 mg

Prednison 5 mg

Thuốc có thành phần hoạt chất cùng nhóm, nên cho tác dụng dược lý tương tự như Medrol. Prednison được chỉ định trong trường hợp dị ứng nặng do dùng thuốc, viêm da dị ứng, hen suyễn.

Thành phần thuốc Prednison 5 mg:

  • Prednisolon: 5 mg

Cách dùng thuốc Prednison 5 mg:

Thuốc được uống theo chỉ định của bác sĩ, thông thường bạn có thể tham khảo liều như sau:

  • Người lớn: 20 – 40 mg/ ngày (80 mg/ ngày khi bị cấp tính). Giảm liều dần dần đến liều duy trì khi triệu chứng đã giảm.
  • Liều duy trì: 5 – 20 mg/ ngày đạt được trong 2 tuần bằng cách giảm liều 5 mg/ ngày x 2 – 3 lần/ tuần.

Lưu ý: Prednison 5 mg là thuốc kê đơn, bạn cần được bác sĩ chỉ định trước khi sử dụng.

11. Thuốc bôi trị dị ứng da Phenergan

Thuốc bôi Phenergan

Thuốc bôi Phenergan

Phenergan là thuốc bôi trị dị ứng da, có tác dụng giảm ngứa hiệu quả ở cả người lớn và trẻ em. Thuốc được làm từ promethazin, một hoạt chất có tác dụng kháng histamin kèm gây tê tại chỗ. Nhờ đó, thuốc giảm ngứa khi bị côn trùng đốt, bỏng bề mặt hoặc da bị kích ứng do tia X.

Thành phần thuốc bôi trị dị ứng da Phenergan:

  • Promethazin; 0,2 mg

Cách sử dụng thuốc bôi trị dị ứng da Phenergan:

  • Thuốc chỉ dùng để bôi ngoài da, mỗi ngày bôi một lớp mỏng từ 2 – 3 lần.
Lưu ý khi dùng thuốc bôi trị dị ứng Phenergan:
  • Tuyệt đối không dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Không bôi lên vết thương chảy nước
  • Không dùng cho bệnh nhân mắc bệnh ngoài da do nhiễm trùng hay kích ứng
  • Không dùng cho người bị viêm da cơ địa (Chàm)

12. Thuốc bôi trị dị ứng da Eumovate

Thuốc bôi Eumovate

Thuốc bôi Eumovate

Eumovate là thuốc dị ứng dạng kem bôi có chứa thành phần chính là Clobetasone – corticosteroid dùng tại chỗ. Thuốc có thể dùng cho nhiều đối tượng như người già, người lớn, trẻ em, trẻ nhũ nhi (trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi).

Với tác dụng trung bình thuốc bôi trị dị ứng da giúp giảm triệu chứng viêm và ngứa của các bệnh sau:

  • Viêm da cơ địa (chàm)
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích ứng
  • Viêm da tiết bã
  • Hăm da do tã lót
  • Viêm da do tiếp xúc với ánh sáng
  • Viêm tai ngoài
  • Sẩn cục ngứa
  • Các phản ứng do côn trùng đốt

Thành phần thuốc bôi trị dị ứng da Eumovate:

  • Clobetasone: 0.05% kl/kl

Cách sử dụng thuốc bôi trị dị ứng da Eumovate:

  • Thuốc dùng ngoài da, đặc biệt ở bề mặt da ẩm ướt hoặc rỉ dịch.
  • Chỉ cần bôi một lớp mỏng và xoa nhẹ đủ để phủ kín hoàn toàn vùng da bị bệnh.
  • Mỗi ngày bôi từ 1 – 2 lần cho đến khi triệu chứng giảm nhẹ. Sau đó, nên giảm số lần sử dụng hoặc chuyển qua dùng thuốc có tác dụng nhẹ hơn.
Lưu ý: Trong 4 tuần, nếu bệnh không giảm hoặc tệ hơn, bệnh cần được xem xét lại.

13. Thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa Triamcinolone Acetonide

Thuốc bôi Triamcinolone Acetonide

Thuốc bôi Triamcinolone Acetonide

Kem bôi Triamcinolone Acetonide được tạo ra từ glucocorticoid có tác dụng trung bình đến mạnh. Đây là thuốc dị ứng có khả năng tác động sâu đến những tổn thương ngoài da, giúp giảm ngứa, sưng và mẩn đỏ.

Trong điều trị, Triamcinolone được dùng giảm ngứa khi bệnh nhân mắc các bệnh ngoài da như viêm da do tiếp xúc, do dị ứng, bệnh vảy nến, chàm,…

Thành phần thuốc Triamcinolone Acetonide:

  • Triamcinolone: 0,5%

Cách sử dụng thuốc Triamcinolone Acetonide:

  • Thuốc dùng ngoài da, lấy lượng vừa đủ bôi một lớp mỏng, ngày dùng từ 2 – 3 lần.

Lưu ý: Triamcinolone Acetonide là thuốc kê đơn, bạn cần được bác sĩ chỉ định trước khi sử dụng.

14. Thuốc bôi trị dị ứng Flucinar

Thuốc bôi dị ứng Flucinar

Thuốc bôi dị ứng Flucinar

Với thành phần cũng là một corticoid dùng ngoài da, có tác dụng từ thấp đến vừa. Flucinar được dùng trong điều trị ngắn hạn các bệnh ngoài da như viêm da tiết bã, viêm da do dị ứng, vảy nến, lupus ban đỏ,… Vì vậy đây cũng là thuốc dị ứng có hiệu quả tốt trong việc giảm ngứa, sưng và viêm.

Thành phần thuốc bôi trị dị ứng Flucinar:

  • Fluocinolone acetonide: 0,25 mg

Cách sử dụng thuốc bôi trị dị ứng Flucinar:

  • Thuốc chỉ dùng ngoài da, mỗi ngày bôi một lớp mỏng từ 1 – 2 lần lên vùng da cần chữa trị.
  • Thuốc thích hợp cho da khô, vết thương có vảy.
  • Lưu ý:
  • Không băng kín vùng da sử dụng thuốc, trừ khi bị vảy nến
  • Không sử dụng quá 1 – 2 lần/ ngày
  • Sử dụng thuốc không quá 2 tuần, nếu bôi ở mặt thì không quá 1 tuần
  • Thận trọng khi dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, tốt nhất cần có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Lưu ý: Flucinar là thuốc kê đơn, bạn cần được bác sĩ chỉ định trước khi sử dụng.

15. Thuốc Dongkwangsilkron trị viêm da

Dongkwangsilkron cũng là thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid. Với tác dụng mạnh betamethasone có trong thuốc giúp khắc phục tình trạng ngứa ngáy, khó chịu của những vết sưng tấy, mẩn đỏ trên da. Ngoài ra, thuốc còn có thêm Gentamicin Sulfat – có tác dụng diệt khuẩn và Clotrimazol có tác dụng kháng nấm hiệu quả. Từ bộ 3 hoạt chất đó, cho tác dụng giảm ngứa và .Do đó, Betnovate là thuốc dị ứng được dùng trong bệnh nhiễm khuẩn như: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, chàm, hăm, viêm da tróc vảy và lichen đơn mãn tính (viêm da thần kinh).

Dongkwangsilkron

Dongkwangsilkron

Thành phần thuốc trị dị ứng da Dongkwangsilkron:

  • Betamethason dipropionat: 0,64mg
  • Clotrimazol: 10,00mg
  • Gentamicin sulfat: 1,00 mg

Cách sử dụng thuốc trị dị ứng da Dongkwangsilkron:

  • Thoa một lượng vừa đủ và vùng da bị ảnh hưởng ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối

Chống chỉ định của thuốc dị ứng da

  • Vết thương hoặc màng nhầy.
  • Người nhiễm trùng da do nhiễm vi khuẩn (lao da, giang mai,…), nấm (nhiễm Candida, giun tròn,…), virus (giời leo, rộp da, thủy đậu, đậu mùa,…) và côn trùng (ghẻ ngứa, chí rận,…) (triệu chứng có thể xấu đi).
  • Người có tiền sử mẫn cảm với thuốc này hoặc các thành phần của thuốc.
  • Eczema tai ngoài có thủng màng nhỉ.
  • Loét da (ngoại trừ bệnh Behcet), phỏng mức độ 2 trở lên (việc chữa trị có thể bị trì hoãn đợi tái tạo da).
  • Viêm da quanh miệng, mụn nói chung và mụn trứng cá.
  • Mẫn cảm với nhóm aminoglycosid (Streptomycin, Kanamycin, Gentamicin, Neomycin,…) hoặc kháng sinh.
  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với imidazol.

Lưu ý: Thuốc Dongkwangsilkron là thuốc kê đơn, bạn cần được bác sĩ chỉ định trước khi sử dụng.

>>> Xem thêm thông tin thuốc bằng cách CLICK vào đây

Lưu ý khi dùng thuốc dị ứng

Nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng thuốc dị ứng, bạn hãy lưu tâm một số điều sau đây:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc.
  • Không sử dụng rượu, bia trong thời gian dùng thuốc.
  • Bạn cần thông báo cho bác sĩ khi mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường.
  • Khi sử dụng thuốc bôi ngoài da, bạn cần vệ sinh tay trước khi sử dụng.
  • Không bôi thuốc quá dày, chỉ cần bôi mỏng đối với thuốc dị ứng dùng ngoài da.
  • Không dùng thuốc bôi ngoài da trong thời gian dài, đặc biệt thuốc có chứa corticoid vì hoạt chất này có khả năng làm da khó lành hơn.
  • Sử dụng thêm các loại thực phẩm giải độc gan và các sản phẩm giải độc gan để tăng cường đào thải độc tố, để hạn chế được tình trạng dị ứng

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm kiến thức về các loại thuốc dị ứng chống lại những tác nhân lạ. Ngoài ra, những lưu ý cũng sẽ giúp bạn sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn hơn.

Bên cạnh đó, khi cần tư vấn thêm về thuốc cũng như tình trạng bệnh, bạn có thể đến hệ thống Nhà thuốc Việt, đây là một trong những nhà thuốc uy tín nhất trên thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử hơn 15 năm phát triển và phục vụ người dân.

Hệ thống Nhà thuốc Việt

Hệ thống Nhà thuốc Việt

Nếu bạn có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe hoặc cần tư vấn để lựa chọn sản phẩm phù hợp, xin vui lòng liên hệ với DƯỢC SĨ của Nhà Thuốc Việt theo các hình thức sau:

– Hotline: 0985508450

– Zalo: 0985508450

– Website:Nhathuocviet.vn

Địa chỉ:

  • Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
  • Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi