Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là gì? Thủng màng nhĩ có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân

Bộ phận cơ thể giúp con người lắng nghe âm thanh của thế giới bên ngoài là tai. Đây là cơ quan đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hiện nay, các bệnh về tai ngày càng phổ biến hơn, trong đó phải kể đến thủng màng nhĩ. Vậy, bạn đã biết ngăn cách giữa tai ngoài với tai giữa là gì? Thủng màng nhĩ có nguy hiểm không? Hãy cùng Nhà thuốc Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Giải đáp ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là gì? Màng nhĩ là gì?

Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là gì? Dựa vào kiến thức sinh học, ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa chính là màng nhĩ. Màng nhĩ là 1 lớp màng mỏng ở trong tai với cấu tạo gần như mô da.

Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là màng nhĩ
Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là màng nhĩ

Lớp mô mỏng này tưởng chừng không có vai trò gì đáng kể nhưng thực chất nó đóng vai trò rất quan trọng để con người có thể lắng nghe được âm thanh bên ngoài.

Màng nhĩ có chức năng cảm nhận các rung động của sóng âm truyền vào từ bên ngoài rồi chuyển đổi nó thành những xung thần kinh và truyền tải đến não bộ để nhận biết âm thanh. Ngoài ra, màng nhĩ cũng giúp ngăn cản sự xâm nhập của các loại vi khuẩn hay vật lạ vào tai.

Màng nhĩ có hình bầu dục, màu xám, lõm ở giữa và nghiêng ra phía sau phần tai. Về cấu tạo gồm có 2 phần (phần chùng ở trên, phần căng ở dưới) và 4 lớp sau:

  • Lớp da liên tiếp với da ở ống tai ngoài.
  • Lớp sợi cứng có 2 lớp tạo nên màng vững chắc.
  • Lớp niêm mạc ở khoang tai giữa.

>>> Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa như thế nào?

2. Thủng màng nhĩ là gì? Nguyên nhân gây ra thủng màng nhĩ

Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là màng nhĩ bị thủng tức là khi nó xuất hiện vết rách. Hay hiểu đơn giản, lớp màng ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa có một lỗ hổng. Nếu nghiêm trọng, thủng màng nhĩ có thể khiến bạn mất đi khả năng nghe âm thanh.

Hầu hết khi bị thủng màng nhĩ, chúng ta đều sẽ có cảm giác ở tai trong. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, ù tai hoặc là chảy máu trong tai,… Bên cạnh đó, nếu tình hình trở nên nghiêm trọng, khả năng nghe của bạn có thể suy giảm hoặc mất đi thính giác.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thủng màng nhĩ rất đa dạng, như:

Nguyên nhân dẫn đến thủng màng nhĩ
Nguyên nhân dẫn đến thủng màng nhĩ

  • Viêm tai giữa: Khi bị viêm tai giữa sẽ tích tụ nhiều chất lỏng trong tai giữa và áp lực nước có thể làm màng nhĩ bị rách.
  • Chấn thương do sự thay đổi áp suất (hay gọi là barotrauma): Khi áp suất không khí trong tai giữa và môi trường bên ngoài bị mất cân bằng sẽ tác động mạnh lên màng nhĩ và làm nó bị rách. Một số hoạt động làm thay đổi áp suất có thể dẫn đến thủng màng nhĩ như đi xe tốc độ cao, ù tai khi đi máy bay, lặn dưới biển, thổi khí vào tai,…
  • Do âm thanh hoặc tiếng nổ lớn: Âm thanh hoặc tiếng nổ quá lớn chẳng hạn như tiếng súng, tiếng đánh bom,… cũng có thể làm thủng màng nhĩ.
  • Do tác động của vật lạ: Khi bạn lấy ráy tai bằng cây lấy ráy tai hay tăm bông cũng có thể làm rách màng nhĩ.
  • Chấn thương nghiêm trọng ở phần đầu: Gãy nền sọ não có thể làm tổn thương cấu trúc của tai giữa và màng nhĩ.

3. Thủng màng nhĩ có nguy hiểm không?

Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là màng nhĩ, khi màng nhĩ bị thủng thì có nguy hiểm không? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn theo dõi những thông tin sau đây.

Bạn vẫn có thể điều trị và tự liền màng nhĩ tại nếu trong trường trường hợp nhẹ, vết rách có kích thước bé. Theo nghiên cứu, màng nhĩ có thể tự lành trong vòng 1 – 2 tuần nếu lỗ thủng ở mức 10 – 15 dB.

Thủng màng nhĩ có gây nguy hiểm không?
Thủng màng nhĩ có gây nguy hiểm không?

Nếu bạn bị thủng màng nhĩ do nhiễm trùng như viêm tai giữa thì sẽ có nhiều tác động xấu, triệu chứng bất thường. Trường hợp gây ra viêm xương chũm làm giảm khả năng nghe, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nguy hiểm do lây lan ổ nhiễm trùng ra các vùng liên đới như liệt mặt, áp xe não, viêm màng não,…

Như vậy, thủng màng nhĩ có nghiêm trọng hay không phụ thuộc vào việc có phát hiện sớm hay không, tình trạng vết rách như thế nào, nguyên nhân dẫn đến và phương án điều trị có hiệu quả? Nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi khả năng nghe hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

4. Phương pháp điều trị thủng màng nhĩ

Nếu ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là màng nhĩ bị thủng có mức độ nhẹ, kích thước vết rách nhỏ thì bạn chỉ cần giữ cho tai luôn sạch sẽ, khô ráo và để nó tự lành lại là được.

Phương pháp điều trị khi bị thủng màng nhĩ
Phương pháp điều trị khi bị thủng màng nhĩ

Nếu bạn quá đau nhức hay ù tai hoặc gặp các triệu chứng khó chịu khác thì có thể sử dụng paracetamol để giảm đau. Bác sĩ cũng có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh nếu lỗ thủng màng nhĩ do viêm nhiễm gây ra.

Màng nhĩ nếu bị thủng nặng, vết rách quá lớn làm ảnh hưởng đến việc nghe thì bạn sẽ phải thực hiện vá màng nhĩ để phòng chống các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Trường hợp vá màng nhĩ không đem lại kết quả như mong muốn thì bác sĩ sẽ dùng phương pháp phẫu thuật tạo hình màng nhĩ cho bạn. Với cách này, bác sĩ sẽ lấy mảng mô của các bộ phận khác trên cơ thể để lấy đầy vết rách ở màng nhĩ.

>>> Xem thêm: Thuốc trị viêm tai Auricularum

Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Việt là câu hỏi ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là gì? Thủng màng nhĩ có nghiêm trọng không? Hy vọng thông tin kiến thức này sẽ giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe của đôi tai.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào về tai hoặc vấn đề sức khỏe khác thì có thể liên hệ với Dược sĩ của Nhà thuốc Việt bằng một trong các hình thức dưới đây để được tư vấn hỗ trợ kịp thời nhé!

Website: https://nhathuocviet.vn

Hotline/Zalo: 0985508450

Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet

Địa chỉ chi nhánh 1: Số 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP HCM.

Địa chỉ chi nhánh 2: Số 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM.

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi