Nấm linh chi: Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền
Nấm linh chi là thảo dược quý đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Trải qua ngần ấy thời gian, con người đã biết được những gì về chúng. Điều gì đã làm cho nấm linh chi trở thành nguyên liệu “vàng” trong ngành y học giúp cải thiện sức khỏe con người. Bên cạnh những lợi ích ấy, chúng có gây hại gì cho sức khỏe con người hay không? Và những điều thú vị khác xoay quanh “cuộc đời” của nấm linh chi sẽ được Nhà thuốc Việt chia sẻ trong bài viết sau đây.

Những điều cần biết về nấm linh chiNhững điều cần biết về nấm linh chi

Sơ lược về nấm linh chi

Bên cạnh nguồn dưỡng chất quý mà các loài thực vật hay động vật cung cấp cho con người, thì nấm cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Xếp vào phân nhóm riêng, nấm chứa trong mình những đặc điểm riêng biệt so với những sinh vật sống khác. Dường như chúng ta đã bỏ qua chúng trong đời sống hàng ngày, cho đến khi phát hiện ra những công dụng tuyệt vời của nấm đối với sức khỏe. Nổi trội trong số đó là nấm linh chi – loài nấm mang lại cho con người nhiều giá trị thiết thực về sức khỏe cũng như kinh tế.

Nguồn gốc nấm linh chi

Nấm linh chi là thảo dược đã có tuổi lên đến hơn 2000 năm. Những ghi chép đầu tiên về chúng được ghi lại vào những năm 221 – 206 TCN, ở thời nhà Tần của Trung Quốc. Trải qua nhiều năm phát triển, nấm linh chi bắt đầu được tìm thấy ở các quốc gia khác ở châu Á, châu Âu, Nam và Bắc Mỹ, với nhiều tên gọi khác nhau như Lingzhi (Trung Quốc), Reishi (Nhật Bản) và Mannentake (Nhật Bản). Trong đó, Trung Quốc là nước có lịch sử sử dụng nấm linh chi lâu đời nhất. Về mặt địa lý, nấm linh chi cũng có nguồn gốc tại một số tỉnh ở Trung Quốc và một số nước ở châu Âu.

Về mặt sinh học, nấm linh chi thuộc loại nấm thể quả (nấm lớn). Do đó, chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường, không giống như nhiều loại nấm khác không thể quan sát bằng mắt thường.

Về giá trị, ngay từ thời phong kiến, nấm linh chi đã là thảo dược quý hiếm, chỉ có giới quý tộc và vua chúa mới có khả năng sử dụng chúng. Mãi cho đến những năm 1970, con người mới tìm ra phương pháp trồng nấm linh chi dựa trên giống nấm linh chi rừng

. Nhờ vậy mà, sau này nấm linh chi trồng ở quy mô công nghiệp trở thành nguồn cung chính cho thị trường.

Bên cạnh nguồn gốc đa dạng từ nhiều nước, nấm linh chi cũng được gọi với nhiều cái tên khác nhau. Những người sành nấm còn gọi chúng bằng những cái tên mỹ miều như Tiên thảo, Nấm trường thọ hay Vạn niên nhung. Riêng những nhà khoa học gọi nấm linh chi là Ganoderma lucidum, thuộc chi Ganoderma, họ Nấm lim Ganodermataceae

Nấm linh chi phân bố ở đâu?

Trên thế giới nấm linh chi tự nhiên được tìm thấy ở những cánh rừng rậm nhiệt đới và cận nhiệt đới trải dài từ các nước châu Âu, châu Á đến khu vực Bắc và Nam Mỹ, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng nhiệt đới của Châu Á. Nổi bật trong đó phải kể đến nấm linh chi của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Riêng tại Việt Nam, nấm linh chi phát triển tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Mộc Châu, Sơn La, Bắc Kạn,… Đặc biệt là tỉnh Quảng Nam nước ta, nơi gắn liền với nấm lim xanh – một loại nấm linh chi đặc hữu chỉ sống ở cây gỗ lim đã chết.

Nơi lý tưởng nhất để chúng sinh trưởng và phát triển là thân cây gỗ mục đã chết nằm dưới tán cây đồ sộ trong những khu rừng. Nơi được bao phủ bởi hệ thực vật đa dạng, những loại cây thân gỗ rất phát triển, có độ ẩm cao, nhiệt độ vừa phải và độ thông thoáng tốt tạo điều kiện thuận lợi để nấm linh chi sinh trưởng và phát triển tốt.

Đặc điểm nhận biết và phân loại các loại nấm linh chi

Nấm linh cây thường sống hoại sinh ở những thân cây gỗ mục, sống lâu năm. Nhìn chung các loại nấm linh chi có những đặc điểm đặc trưng chính như sau:

– Toàn cây nấm linh chi, trong quá trình sinh trưởng, đến giai đoạn nhất định sẽ hóa gỗ, chứ không mềm như những loại nấm khác.
– Cuống nấm có thể dài hoặc ngắn, cắm lệch sang một phía phần mũ, trong khi những loại nấm khác thường cắm ở giữa. Có hình trụ tròn hoặc dẹt, có thể phân nhánh hoặc không. Màu cuống khác nhau tùy theo loài, thay đổi từ nâu, đỏ, đỏ cam đến đỏ vàng.
– Phần mũ nấm (tai nấm) có dạng hình thận, hình tròn hoặc hình quạt. Mặt trên mũ rất bóng giống như được sơn một lớp sơn bóng, và có nhiều vân đồng tâm.
Dựa trên một cơ sở những hình dàng này, người ta phân loại nấm linh chi thành các dạng như sau:

1. Theo hình dáng

Bên cạnh sự đa dạng của màu sắc, hình dạng thân và tai nấm linh chi cũng khác nhau tương ứng với từng loài. Do đó, người ta còn dựa trên những đặc điểm này để phân nấm linh chi thành những lọa khác nhau như nấm hình tròn, nấm hình mũ, hình sừng hươu,…

2. Theo nguồn gốc xuất xứ

Dựa vào cách phân loại này giúp bạn biết được nấm linh chi có nguồn gốc từ quốc gia nào. Tương ứng với quốc gia sẽ có những loại nấm linh chi tương ứng, với những đặc điểm riêng biệt như sau:

– Nấm linh chi Việt Nam: tại nước ta, nấm linh chi trưởng thành chỉ phát triển ở kích thước trung bình, thường là dưới 10cm. Nấm mềm hơn và có vị không đắng bằng nấm của các loại nấm ở các quốc gia khác. Vì là hàng nội địa không phải qua vận chuyển hay thuế quan nên giá tương đối mềm hơn so với các nước khác. Đặc biệt trong đó là nấm lim xanh – một loại nấm linh chi đặc hữu chỉ sinh trưởng được ở cây gỗ lim đã chết, sinh trưởng và phát triển tốt ở Quảng Nam nước ta.

– Nấm linh chi Trung Quốc: bạn có thể nhận biết loại nấm này dựa vào một số đặc điểm như kích thước của nó thường dưới 17cm, mỏng và xốp, quanh gờ tai có một đường viền màu tím thẫm. Khi sử dụng, nấm linh chi Trung Quốc cho vị đắng, nhưng không nồng.

– Nấm linh chi Hàn Quốc: loại nấm này lớn hơn nấm của các quốc gia khác về cả kích thước lẫn cân nặng. Độ dày của nó cũng nhỉnh hơn, thường rơi vào tầm 1,5 – 2cm. Nấm cứng hơn và có vị đắng nhất, không có vị chua nhưng lại thơm. Mũ nấm mang đặc trưng với màu vàng chanh bên dưới.

– Nấm linh chi Nhật Bản: có kích thước và hình dáng tương đồng với nấm Việt Nam nhưng độ dày lớn hơn và nấm cũng cứng hơn. Tương tự như nấm của Hàn Quốc, nó cũng có màu vàng chanh trên mũ. Loại này cũng không có vị chua.

3. Theo màu sắc
Hình ảnh 6 loại nấm linh chi cơ bản

Hình ảnh 6 loại nấm linh chi cơ bản

Vì nấm linh có nhiều màu sắc khác nhau, nên dựa vào đặc điểm này người ta phân loại nấm linh chi thành 6 loại chính với những công dụng chính như sau (theo Thần nông bản thảo và Bản thảo cương mục):

Màu nấm

linh chi

Tên gọi

Công dụng chính

Đỏ

Xích chi

(Hồng chi)

– Vị đắng, tính bình, không độc

– Giúp tăng trí nhớ, chữa các bệnh thuộc về huyết và thần kinh, tim

Vàng

Hoàng chi

– Vị ngọt, tính bình, không độc, làm mạnh hệ thống miễn dịch

Xanh

Thanh chi

– Tính bình, không độc chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ, cường khí, chữa viêm gan cấp và mãn tính

Đen

Hắc chi

– Vị mặn, tính bình, không độc

– Trị bí tiểu tiện, sỏi thận, bệnh ở cơ quan bài tiết

Trắng

Bạch chi

– Vị cay, tính bình, không độc, chủ trị hen, ích phế khí

Tím đỏ

Tử chi

– Vị ngọt, tính ôn, không có độc.

– Trị đau nhức khớp xương, gân cốt

Trồng và thu hái nấm linh chi

Trước nhu cầu ngày càng cao, nấm linh chi tự nhiên đang ngày càng trở nên cạn kiệt. Đứng trước điều này, con người đã dựa trên cơ sở của giống hoang dại để tổ chức trồng theo quy mô công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện tại, nấm linh chi được trồng thâm canh tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và bắt đầu trồng ở một số nước Đông Nam Á và Nam Mỹ, trong đó có Việt Nam.

Hình ảnh trồng nấm linh chi

Hình ảnh trồng nấm linh chi

Vì nấm linh chi có đặc tính hóa gỗ khi để chúng sống trong thời gian dài. Nên thời điểm thu hái nấm cần được theo dõi chặt chẽ, tránh để lâu làm nấm mất đi một phần giá trị cho đã bị hóa gỗ. Thời điểm tốt nhất để thu hoạch nấm là lúc chúng bắt đầu vào giai đoạn sinh sản. Khi đó cây đã trưởng thành hoàn toàn và bắt đầu tạo bào tử – hạt li ti rất nhỏ bao ở mặt trên mũ nấm. Ở nấm, bào tử đảm nhiệm vai trò sinh sản. Khi gặp điều kiện thuận lợi, những bào tử này sẽ phát triển thành nấm linh chi mới. Về cơ bản, bào tử nấm linh chi tương tự như những loài nấm khác. Chỉ có khác biệt duy nhất là chúng có tác dụng dược lý nên được con người lưu tâm trong quá trình thu hái và sử dụng.

Sau khi được thu hái, nấm linh chi được sơ chế bằng cách phơi hoặc sấy khô. Cụ thể như sau:

– Phơi khô: Thường thì nấm sẽ được cắt thành lát mỏng từ 2 – 3 cm rồi phơi khô. Đôi khi, người ta còn phơi nguyên cả phần phần nấm (quả thể).
– Sấy khô: Phương pháp thường được áp dụng tại công ty dược. Họ dùng máy sấy chuyên dụng để làm khô hoàn toàn nấm linh chi. Có thể để nguyên hoặc cắt nhỏ ra rồi mang đi sấy.
>>> Xem thêm: Nấm linh chi trồng Quảng Nam – hộp 500g: một trong những sản phẩm nấm linh chi trồng chất lượng trên thị trường, được nhân giống, nuôi trồng bởi người dân tỉnh Quảng Nam

Thành phần hóa học trong nấm linh chi

Giá trị dinh dưỡng của nấm linh chi

Hầu hết các loại nấm linh chi có khoảng 90% là nước khi tính theo trọng lượng, 10% còn lại bao gồm: protein (10-40%), chất béo (2 – 8%), carbohydrate (3 – 28%), chất xơ (3 – 32%), tro (8 – 10%), một số vitamin và khoáng chất (K, Ca, P, Mg, Se, Fe, Zn, Cu).

Protein của chúng chứa tất cả các acid amin thiết yếu và đặc biệt giàu lysine và leucine. Tỷ lệ acid béo không bão hòa đa (acid béo tốt cho cơ thể) cũng đóng góp một phần đáng kể vào những giá trị mà nấm linh chi mang lại cho con người.

Giá trị sinh học của nấm linh chi

Bên cạnh những hoạt chất dinh dưỡng, nấm linh chi còn chứa những chất có hoạt tính sinh học như terpenoid, steroid, phenol, glycoprotein và polysacarit, nucleotide và các dẫn xuất của chúng. Trong đó, polysacarit, peptidoglycan và triterpen là ba thành phần chính tạo nên tác dụng sinh học của nấm linh chi. Số lượng và tỷ lệ của mỗi thành phần này sẽ khác nhau tùy theo loại nấm, môi trường sống, cũng như cách trồng và chăm sóc chúng.

Công dụng của nấm linh chi

Tăng cường hệ miễn dịch

Những thành phần hoạt chất trong nấm linh chi có khả năng kích thích sự hoạt động của tế bào bạch cầu. Một trong những tế bào tham gia vào quá trình chống lại sự tấn công của những yếu tố lạ, nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch.

Điều này không chỉ có ý nghĩa với bệnh nhân, khi mà hệ miễn dịch đang bị suy yếu, mà còn giúp ích rất nhiều cho những người khỏe mạnh. Trong những nghiên cứu trong ống nghiệm và ở chuột, các nhà khoa học đã nhận thấy được khả năng kích thích tạo cytokine – một nhóm protein được sản xuất bởi tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây hại.

Xem thêm: 5 Cách sử dụng nấm thượng hoàng hiệu quả

Chống ung thư

Đây là một trong những lý do giúp nấm linh chi trở thành thảo dược được nhiều người sử dụng đến vậy. Khi nghiên cứu trên 4000 người sống sót sau khi điều trị khỏi ung thư vú, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có khoảng 59% bệnh nhân có sử dụng nấm linh chi. Ở nghiên cứu khác trong ống nghiệm, các nhà khoa học cũng nhận thấy chiết xuất từ nấm linh chi có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.

Nhờ khả năng chống ung thư mà nấm linh chi được nhiều người sử dụng

Nhờ khả năng chống ung thư mà nấm linh chi được nhiều người sử dụng

Bên cạnh đó, hoạt chất trong nấm linh chi còn làm tăng hoạt động của bạch cầu, hỗ trợ cơ thể chống chọi lại sự tấn công của các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, để có được câu trả lời xác đáng cho việc nấm linh chi điều trị được bệnh ung thư hay không, các nhà khoa học vẫn cần thời gian để nghiên cứu thêm. Do đó, bạn chỉ nên dùng nấm linh chi như một phương pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị và phòng ngừa ung thư. Để chắc rằng, nấm linh chi không tạo ra tương tác với thuốc điều trị ung thư, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược này.

Giảm mệt mỏi và trầm cảm

Ngoài tác động tích cực lên hệ miễn dịch, nấm linh chi còn giảm được tình trạng mệt mỏi và trầm cảm. Những triệu chứng thường gặp như nhức đầu, chóng mặt, đau nhức người, khó chịu, bức rức,… cũng được thuyên giảm.

Khi tiến hành nghiên cứu trên 132 người mệt mỏi do suy nhược thần kinh đã có những kết quả tích cực. Sau 8 tuần sử dụng thực phẩm bổ sung chứa nấm linh chi, những triệu chứng mệt mỏi đã được cải thiện đáng kể. Trên nghiên cứu khác, ở 48 bệnh nhân sau khi điều trị thành công ung thư vú, chất lượng cuộc sống của họ cũng được cải thiện tốt sau 4 tuần sử dụng nấm linh chi.

Tuy nhiên, liệu rằng nấm linh chi có thực sự giảm mệt mỏi ở những người khỏe mạnh hay không thì vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ, cần được nghiên cứu thêm.

Một số lợi ích tiềm năng khác của nấm linh chi

Bên cạnh những tác dụng đã nêu ở trên, nấm linh chi còn có một số tác dụng bước đầu được các nhà khoa học ghi nhận, nhưng còn cần thêm thời gian nghiên cứu để làm rõ và khẳng định được tác dụng sau đây:

– Kiểm soát đường huyết: một số nghiên cứu đã nhận thấy khả năng giảm đường trong máu trên động vật. Tuy nhiên vẫn có những nghiên cứu không hề ghi nhận được tác động tích cực nào đối với đường huyết trong máu. Do đó, tác dụng kiểm soát đường huyết của nấm linh chi cần được nghiên cứu thêm.

– Tốt cho sức khỏe tim mạch: Các nhà khoa học đã nhận ra khả năng tăng HDL (chất béo tốt) và giảm chất béo xấu trong một số nghiên cứu. Nhưng cũng có những nghiên cứu khác không nhận thấy được tác dụng nào đối với sức khỏe tim mạch.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nấm linh chi rừng: Nguồn gốc và công dụng thiết thực đối với sức khỏe

Sử dụng nấm linh chi như thế nào?

Cách sơ chế nấm linh chi

Nguyên tai nấm: Chỉ loại bỏ phần bùn dưới chân nấm. Sau đó rửa nhẹ nhàng, tránh rửa trôi các bào tử nấm, làm giảm chất lượng nấm

Cắt lát mỏng: Làm sạch nguyên tai nấm sau đó thái lát mỏng rồi mới sử dụng

Bột nấm: Làm sạch nguyên tai nấm, mang đi phơi hoặc sấy khô rồi xay thành bột nhuyễn

Một số cách dùng nấm linh chi

Một số cách dùng nấm linh chi

Cách sử dụng nấm linh chi

Tùy theo nhu cầu và sở thích mà bạn có thể sử dụng nấm linh chi bằng một trong những cách như sau:

Phương pháp

Nguyên liệu

Bước thực hiện

Sắc nước uống

(dùng như một loại trà, dùng thay nước hàng ngày)

– 10g nấm linh chi cắt lát mỏng
– 1 lít nước sôi
– Táo đỏ, long nhãn, cam thảo (có hoặc không)

1. Cho nấm vào nước rồi đun sôi từ 15 – 20 phút ở lửa nhỏ hoặc hãm như trà

2. Có thể thêm táo đỏ, long nhãn, cam thảo để tăng độ ngọt, dễ uống hơn

* Lưu ý: Có thể nấu tiếp ở nước 2, 3 cho đến khi nước chuyển từ màu hổ phách sang màu trắng và hết vị đắng

Trà nấm linh chi và mật ong

– 10g nấm linh chi

– 2 đến 3 muỗng cà phê mật ong

– 1 lít nước sạch

1. Cho nấm linh chi vào 1 lít nước đã chuẩn bị, đun sôi ở lửa nhỏ trong vòng 15 – 20 phút

2. Để nguội phần nước đã đun, rồi cho thêm mật ong vào khuấy đều trước khi dùng

* Lưu ý: Trà nấm linh chi mật ong thích hợp dùng vào sáng sớm.

Trà nấm linh chi và atiso

– 3 đến 5 lát nấm linh chi

– 8g bông atiso khô

– 2 – 2,5 lít nước

Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm rồi đun sôi nhỏ lửa trong 15 – 20 phút rồi tắt bếp

Ngâm rượu

– 240 gam nấm linh chi

– Bình thủy tinh 5 lít đã rửa sạch, khử trùng và lau khô

– Rượu 40 độ, khoảng 4,5 lít

* Lưu ý:

– Nếu muốn ngâm rượu trong thời gian ngắn, dùng nấm thái lát.

– Nếu ngâm rượu trong thời gian dài, dùng nguyên tai nấm.

1. Cho nấm vào bình thủy tinh đã chuẩn bị

2. Đổ đầy rượu vào bình, đậy kín nắp, chờ sau 30 ngày là có thể sử dụng

* Lưu ý: Chỉ nên dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần 15ml

Chế biến các món ăn

– Nấm linh chi hầm gà ác

– Nguyên liệu gồm có gà ác, nấm linh chi, nấm bào ngư, cà rốt, gia vị vừa đủ.

– Hầm trong khoảng 30 phút đến khi gà mềm, các nguyên liệu đã chín hoàn toàn là có thể dùng được.

– Súp gà nấm linh chi

– Dùng thịt gà đen (hoặc gà bình thường, nấm linh chi thái lát mỏng, cùng với cà rốt, táo tàu, hầm trên lửa nhỏ cho đến khi các nguyên liệu mềm nhừ.

– Cháo nấm linh chi hạt sen

– Nấu như cháo bình thường, rồi thêm vào hạt sen và nấm linh chi thái lát

Ngoài những cách chế biến nấm linh chi như đã nêu trên, nấm linh chi còn được bào chế thành dạng viên uống, cao uống, trà túi lọc,… mà bạn có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm cách làm nấm linh chi ngâm rượu: TẠI ĐÂY

Lưu ý khi sử dụng nấm linh chi

Mặc dù, nấm linh chi mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nhưng vẫn có những tác dụng phụ tác động xấu đến sức khỏe. Để xác định được những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng thảo dược này, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và cho kết quả như sau:

– Nhà khoa học phát hiện ra, nấm linh chi có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ nhẹ như rối loạn tiêu hóa hoặc tăng nguy cơ đau dạ dày.

– Một số nghiên cứu cũng nhận thấy, nấm linh chi dạng bột cũng có thể ảnh hưởng phần nào đó tới gan. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn chưa đủ để khẳng định chắc chắn về những tác hại này.

Do đó, những đối tượng sau không nên dùng nấm linh chi:

– Phụ nữ mang thai và cho con bú

– Người bị rối loạn máu

– Bệnh nhân sắp phẫu thuật

– Người mắc bệnh huyết áp thấp.

Người huyết áp thấp không nên dùng nấm linh chi

Người huyết áp thấp không nên dùng nấm linh chi

Giá nấm linh chi hiện nay bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nấm linh chi, với nhiều mức giá khác nhau. Trong đó, rẻ nhất là nấm linh chi thái miếng khoảng 500.000 VNĐ/ kg, nấm linh chi nguyên cây Hàn Quốc có giá dao động từ 800.000 – 1.400.000 VNĐ/ kg.

Riêng với nấm linh chi Việt Nam, có giá từ 700.000 đến 1.200.000 VNĐ/ kg, trong đó nấm linh chi đỏ là có mức giá cao hơn cả, vì chúng mang lại giá trị về sức khỏe cao hơn những loại nấm khác. Giá nấm linh đỏ Việt Nam sẽ có mức chênh lệch từ 200.000 – 500.000 VNĐ/ kg tùy theo nơi mua. Nếu mua trực tiếp tại nơi trồng sẽ có giá thấp hơn so với mua ở cửa hàng. Tuy nhiên, dù mua ở đâu, bạn cũng cần đảm bảo mua nấm ở cơ sở uy tín, có rõ nguồn phôi nấm, cũng như đảm bảo chất lượng nấm tốt.

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm nấm linh chi chất lượng, bằng cách CLICK vào các đường link dưới đây:

>>> Nấm linh chi lim xanh Quảng Nam Linasa – Nguyên tai 500g

>>> Nấm linh chi lim xanh Quảng Nam – Khai thác từ rừng nguyên sinh

Hy vọng rằng, những chia sẻ mà Nhà thuốc Việt đã cung cấp ở trên đã giúp bạn có được những kiến thức cơ bản về nấm linh chi.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nấm linh chi, bạn có thể liên hệ với DƯỢC SĨ của Nhà Thuốc Việt theo các hình thức sau:

– Hotline: 0985508450

– Zalo: 0985508450

– Website: Nhathuocviet.vn

Hơn 15 năm hoạt động trên thị trường dược phẩm, Nhà thuốc Việt luôn tự hào là một trong những nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP (thực hành tốt bán lẻ thuốc) sớm nhất do sở y tế TPHCM cấp phép. Với danh mục sản phẩm đa dạng, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, chúng tôi luôn đảm bảo phục vụ tốt mọi nhu cầu của khách hàng một cách chu đáo nhất.

Địa chỉ:

  • Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
  • Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo: Healthline.vn, NCBI (Trung tâm thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia)

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi