Mụn bọc ở mũi và cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà không để lại sẹo

Bài viết được tham khảo bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân

Mụn bọc, hay mụn bọc ở mũi nói riêng không những gây đau nhức mà còn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Mụn bọc khó điều trị hơn các loại mụn thông thường khác. Nếu điều trị không đúng cách thì khả năng cao dễ để lại sẹo lõm. Nếu bạn đang tìm cách trị mụn bọc ở mũi thì không nên bỏ qua bài này.

1. Mụn bọc ở mũi là bệnh gì?

Mụn bọc ở mũi là dạng mụn viêm, mọc mở vùng mũi. Cũng giống những loại mụn bọc khác, mụn bọc ở mũi cũng do vi khuẩn P.acnes gây ra. Triệu chứng thường gặp của chúng là viêm, sưng to, có mủ bên trong gây đau nhức khó chịu. Riêng mụn bọc ở mũi thường gây đau nhức hơn ở vùng da khác, do mũi là khu vực có nhiều dây thần kinh, nhạy cảm với yếu tố gây đau do viêm nhiễm gây ra.

>>> Để tìm hiểu chi tiết và tổng quá về mụn bọc, mời bạn xem thêm tại bài viết: Mụn bọc: nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị không để lại sẹo

Mụn bọc ở mũi gây viêm nhiễm và rất đau nhức

Mụn bọc ở mũi gây viêm nhiễm và rất đau nhức

2. Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Thông thường vi khuẩn P.acnes sống ở trên da chúng ta nhưng không gây hại. Nhưng nếu vì các nguyên nhân khác nhau khiến bả nhờn tắt nghẽn ở các lỗ chân lông tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong da và gây viêm nhiễm.

Các nguyên nhân chính khiến mụn bọc ở mũi xuất hiện:

  • Thay đổi hormon
  • Chế độ ăn uống không khoa học
  • Tác động của môi trường ô nhiễm
  • Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách

Đây là các nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi nói riêng và mụn bọc nói chung. Đều theo một cơ chế là tạo môi trường thích hợp để vi khuẩn tấn công và phát triển gây viêm nhiễm cho da.

3. Cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà không để lại sẹo hiệu quả

Dưới đây là một số cách trị mụn bọc ở mũi an toàn và hiệu quả mà bạn có thể tự áp dụng tại nhà. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ thích hợp với mụn vừa có. Tuyệt đối không áp dụng lên nốt mụn đã vỡ, có dấu hiệu viêm nặng và trên vùng da mụn lớn.

3.1. Chườm đá lạnh trị mụn bọc ở mũi

Độ lạnh từ đá có thể giúp săn lại nốt mụn, giảm sưng, viêm hiệu quả với nốt mụn mới hình thành. Bằng cách này, bạn có thể giảm đau cục bộ cho nốt mụn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng. Nếu chườm quá thường xuyên có thể làm bạn khó chịu.

Đá lạnh giúp kháng viêm và giảm đau cho nốt mụn bọc ở mũi

Đá lạnh giúp kháng viêm và giảm đau cho nốt mụn bọc ở mũi

Cách làm:

Dùng viên đá lạnh cho vào khăn vải mỏng mịn (lưu ý nước đá và khăn phải sạch). Sau đó dùng khăn bọc đá lạnh chườm trực tiếp lên vùng da mụn. Mỗi lần chườm khoảng 5-10 phút, mỗi ngày có thể làm 1-2 lần. Việc này sẽ giúp kháng viêm, khiến mụn không phát triển thêm. Giảm sưng tấy, và giảm đau, từ từ mụn sẽ xẹp xuống.

3.2. Trị mụn bọc ở mũi bằng kem đánh răng

Kem đánh răng được dùng trị cho nhiều loại mụn ngay cả mụn bọc. Trong kem đánh răng có các hợp chất có khả năng kháng khuẩn, sát trùng giúp kháng viêm những vùng da bị vi khuẩn tấn công.

Kem đánh răng trị mụn bọc nhờ tính kháng khuẩn, kháng viêm

Kem đánh răng trị mụn bọc nhờ tính kháng khuẩn, kháng viêm

Cách làm:

Rửa sạch mặt, đặc biệt là vùng da quanh mụn. Sau đó dùng tăm bông bôi trực tiếp lên kem đánh răng lên mụn để yên khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh. Làm 2-3 lần/tuần mụn từ từ sẽ giảm.

Lưu ý: Nên chọn loại kem đánh răng màu trắng; không nên chọn các loại kem có màu hoặc pha màu khác, không sử dụng kem dạng gel.

3.3. Giảm mụn bọc ở má bằng chanh tươi

Chanh có tính kháng khuẩn tốt nhờ axit. Ngoài ra, chanh có thể làm se khít lỗ chân lông, bổ sung vitamin cho vùng da bị mụn giúp giảm đáng kể triệu chứng đau nhức.

Chanh tươi cũng là nguyên liệu trị mụn hiệu quả

Chanh tươi cũng là nguyên liệu trị mụn hiệu quả

Cách làm:

Dùng 1 quả canh tươi, sau khi rửa sạch thì vắt lấy nước cốt chanh. Tiếp theo dùng khăn vải mỏng hoặc tăm bông thấm nước cốt chanh bôi đều lên vùng mụn, bôi liên tục trong vòng 3-5 phút. Nên làm 2-3 lần/ tuần

3.4. Cách trị mụn bọc bằng nghệ

Đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm giúp nghệ trở thành dược liệu thường được dùng trong điều trị mụn. Nghệ có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt giúp ngăn chặn sự hoạt động của vi khuẩn và sát trùng vết thương, se khít lỗ chân lông, điều trị sẹo.

Trị mụn bọc ở mũi bằng nghệ và mật ong

Trị mụn bọc ở mũi bằng nghệ và mật ong

Cách làm:

Dùng 1 thìa tinh bột nghệ trộn đều với 1 thìa mật ong nguyên chất (tỷ lệ 1:1) tạo thành một hỗn hợp dạng sệt.

Rửa sạch mặt bằng nước ấm sau đó dùng hỗn hợp nghệ+mật ong bôi phủ lên các mụn bọc. Để yên sau 15-20 phút để các tinh chất thấm vào bên trong mụn sau đó rửa sạch mặt lại bằng nước.

4. Có nên nặn mụn bọc ở mũi

Viêm là điểm đặc trưng ở mụn bọc, do đó tự ý nặn mụn ở nhà tiềm ẩn nhiều rủi ro làm nặng thêm dấu hiệu viêm. Do đó, bạn tuyệt đối không tự ý nặn mụn ở nhà. Việc nặn mụn bọc chỉ được thực hiện khi bác sĩ có yêu cầu và phải được thực hiện bởi người có chuyên môn.

Sau khi nặn mụn, bạn cần có cách chăm sóc phù hợp, sử dụng sản phẩm có khả năng làm dịu, phục hồi tốt cho da. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thêm kháng sinh dạng bôi sau khi nặn, bạn cần tuân thủ theo dướng dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp bạn đang tìm kiếm sản phẩm lành tính, có thể sử dụng trước, trong và sau khi nặn mụn, thì các sản phẩm của Eucerin rất đáng cho bạn trải nghiệm. Để biết thêm thông tin chi tiết sản phẩm, bạn có thể xem thêm các sản phẩm sau bằng cách CLICK vào các đường link sau:

Trong trường hợp cần tư vấn da trong điều trị mụn, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Dược sĩ của Nhà thuốc Việt để được tư vấn nhanh chóng nhất, bằng một trong những hình thức sau:

Địa chỉ:

  • Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
  • Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi