Điểm danh 5 mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Sôi bụng là biểu hiện thường gặp đối với trẻ sơ sinh do hệ tiêu hoá của các bé vẫn còn rất yếu. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ sẽ rất khó chịu và quấy khóc. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng sôi bụng cho trẻ hiệu quả nhất? Sau đây, Hệ Thống Nhà Thuốc Việt sẽ chia sẻ đến cha mẹ các mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất. Cùng tham khảo ngay nhé.

Nguyên nhân gây sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng sôi bụng rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn 3 – 18 tuần tuổi chủ yếu là do nhu động ruột tăng. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng khi trẻ bị sôi bụng thì ở bụng của trẻ sẽ phát ra âm thanh ùng ục, có thể khiến cho trẻ khó chịu.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị sôi bụng còn có thể do một số nguyên nhân sau:

Trẻ không bú đúng cách

Trẻ bú bình hoặc kết hợp bú mẹ với bú bình nếu không đúng khớp ngậm, sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm sẽ làm cho trẻ nuốt phải nhiều không khí vào dạ dày, gây ra sôi bụng. Mặt khác, trẻ uống sữa công thức nhưng pha sai tỷ lệ, dụng cụ pha sữa không đảm bảo vệ sinh cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng.

Thức ăn của mẹ

Với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính nên mẹ ăn thực phẩm nào thì con sẽ nhận được nguồn sữa chứa dinh dưỡng từ thực phẩm đó. Do đó, khi mẹ ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều đạm, đồ ăn lạ, đồ cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ, thức ăn chưa được nấu chín sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa, khiến trẻ bú mẹ bị sôi bụng và có thể dẫn tới việc trẻ đi ngoài nhiều lần.

Trẻ quá đói hoặc quá no

Trong quá trình trẻ ăn, nhu động ruột sẽ vận chuyển và co bóp thức ăn nên ở bụng trẻ sẽ phát ra âm thanh ồng ộc, ùng ục. m thanh này sẽ thường nghe thấy sau khi trẻ ăn quá no.
Ngoài ra, khi trẻ bị đói cũng có thể sôi bụng vì khi bụng đói, một chất giống như hormone ở trong não sẽ kích thích khiến cho trẻ muốn ăn và các cơ trong dạ dày co lại nên sinh ra âm thanh.
Trẻ quá đói hoặc quá no cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ quá đói hoặc quá no cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Không hấp thụ lactose

Sữa và các sản phẩm được làm từ sữa có chứa đường lactose. Khi cơ thể của trẻ không sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa loại đường này thì sẽ dẫn đến tình trạng sôi bụng. Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh trong trường hợp này là do không tiêu hóa hết lactose khiến cho đường lactose tích tụ lại ở ruột.

Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường có biểu hiện khá rõ ràng nên cha mẹ cần quan sát bé để phát hiện sớm tình trạng này.
  • Bụng trẻ phát ra tiếng như ùng ục, ọc ọc…
  • Trẻ liên tục ợ hơi: Trẻ ợ hơi nhiều, nôn trớ là do cơ thể phản ứng để loại bỏ không khí trong dạ dày.
  • Thường xuyên quấy khóc: Trẻ khóc nhiều kèm theo biểu hiện co chân rồi duỗi, vặn mình,…
  • Ngủ không ngon, khó yên giấc.

Điểm danh 5 mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất

Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh đã được nhiều cha mẹ áp dụng thành công.

Trị sôi bụng cho trẻ sơ sinh bằng vỏ cam hoặc quýt

Bạn có thể dùng vỏ cam, quýt để điều trị chứng sôi bụng, khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng, tiêu chảy, vừa đơn giản lại an toàn cho bé.
Cách thực hiện:
  • Đầu tiên, bạn cần rửa thật sạch vỏ quýt, vỏ cam bằng nước ấm, không nên cạo vỏ bởi sẽ làm mất lớp tinh dầu bên ngoài vỏ.
  • Sau đó thái vỏ đã rửa thật nhỏ, cho thêm nước vào đun sôi.
  • Hãm trong khoảng 15 – 20 phút và cho bé uống khi còn ấm.
Trị sôi bụng cho trẻ sơ sinh bằng vỏ cam hoặc quýt

Trị sôi bụng cho trẻ sơ sinh bằng vỏ cam hoặc quýt

Mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh bằng tỏi hoặc hành

Dùng củ tỏi hoặc hành để trị chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh từ lâu đã là một mẹo dân gian được áp dụng rộng rãi và vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện:
  • Bạn chỉ cần nướng củ hành hoặc củ tỏi rồi bọc vào một miếng gạc.
  • Sau đó đặt lên rốn của trẻ, giữ nguyên vài phút bé sẽ xì hơi được.
  • Chú ý, cần quấn hành hoặc tỏi nóng vào miếng gạc để tránh bỏng da bé.

Dùng nước lá tía tô chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Lá tía tô cũng là một loại dược liệu tốt có thể dùng để chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
Cách thực hiện:
  • Bạn lấy 30g lá tía tô hoặc cả thân và lá, giã thật nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt, bỏ bã.
  • Đem nước cốt lá tía tô đi đun nóng, sau đó cho trẻ dùng ngay khi còn ấm để phát huy tác dụng rõ nhất.

Lá trầu không trị chứng sôi bụng

Lá trầu không chứa lượng lớn axit giúp cân bằng dịch dạ dày, giúp đẩy hơi ra ngoài nhờ quá trình thắt cơ vòng và giãn nở.
Cách thực hiện:
  • Bạn chỉ cần hơ ấm lá trầu không, sau đó vuốt lên bụng bé theo chiều từ trên xuống dưới.
  • Lặp lại khoảng 5 phút là có hiệu quả ngay.
Lá trầu không trị chứng sôi bụng
Lá trầu không trị chứng sôi bụng

Mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh bằng gừng

Gừng có tính ấm nóng, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, dùng để chữa nôn mửa, sôi bụng, đầy bụng, kích thích tiêu hóa.
Cách thực hiện:
  • Giã nát gừng rồi pha với nước nóng và cho trẻ uống khi còn nóng.

Cách phòng ngừa sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc điều trị sôi bụng ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cũng nên có các biện pháp phòng ngừa hiện tượng này.
  • Nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên và an toàn nhất đối với sức khỏe của trẻ.
  • Không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi vì trẻ sơ sinh hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn toàn, nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ khiến trẻ khó tiêu, thậm chí là rối loạn tiêu hoá.
  • Cho bé bú bình đúng cách với tư thế bú phù hợp, mẹ có thể chuẩn bị bình sữa có khả năng chống sặc, chống đầy hơi để hạn chế trường hợp trẻ hít phải bọt khí nhiều.
  • Pha sữa đúng tỷ lệ ghi trên nhãn, việc pha sữa sai tỷ lệ sẽ khiến trẻ tiêu hoá khó khăn, gây ra tình trạng sôi bụng, chướng hơi,…
  • Vệ sinh bình sữa, dụng cụ pha sữa của trẻ trước và sau khi cho trẻ bú để hạn chế các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây bệnh.
  • Xoa bụng và vỗ nhẹ lưng bé sau khi bé bú xong để hạn chế được tình trạng nôn trớ, đầy hơi và hỗ trợ bé tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Không cho trẻ bú quá no hoặc quá đói, nên chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa trong ngày và không cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Nếu bắt buộc dùng sữa công thức thì cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm sữa chất lượng, dùng sữa free lactose đối với trẻ bất dung nạp lactose.
Trên đây, Hệ thống Nhà Thuốc Việt vừa chia sẻ đến bạn một số mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất. Nếu có nhu cầu tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi