Cách trị mụn gạo như thế nào? Mụn gạo có nặn được không?

Bài viết được thao khảo bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân

Mặc dù, mụn gạo không gây viêm như mục bọc, nhưng những phiền toái mà nó gây ra không hề ít so với mụn bọc. Nếu điều trị không đúng cách, chúng có khả năng lây lang nhanh nhóng. Trong trường hợp điều trị không dứt điểm, mụn gạo có thể tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, để điều trị mụn gạo tốt hơn, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cụ thể mụn gạo la gì, cách trị mụn gạo như thế nào trong bài viết sau, bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Mụn gạo là mụn gì?

Mụn gạo nếu không được điều trị sẽ có khả năng lây lan cao

Mụn gạo nếu không được điều trị sẽ có khả năng lây lan cao

Mụn gạo hay còn gọi là mụn thịt. Mụn gạo có màu trắng đục, nếu như mới xuất hiện trên da thì chỉ là những chấm nhỏ nhìn kỹ trên da mới nhận thấy được nhưng theo thời gian mụn gạo sẽ phát triển ngày càng to và nó có khả năng lây lan trên vùng da. Thường thì mụn gạo sẽ xuất hiện ở vùng xung quanh dưới mí mắt khiến da dễ nhăn nheo và sạm màu.

>>> Có thể bạn quan tâm: Gợi ý top 12 kem trị mụn thịt tại nhà hiệu quả

Đặc điểm của mụn gạo

Để nhận biết mụn gạo, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm đặc trưng như sau:
  • Mụn gạo có màu trắng đục, sờ vào thấy thô ráp, hơi gợn tay
  • Mụn gạo lành tính, không gây đau đớn, sưng tấy
  • Mọc thành từng đám, khả năng sinh sôi khá nhanh
  • Mụn gạo có thể lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với dịch mụn bên trong

Nguyên nhân hình thành mụn gạo

Có nhiều nguyên nhân hình thành mụn gạo, nhưng nhìn chung sẽ có một số nguyên nhân chính như sau:
  • Do gen di truyền
  • Do thói quen ăn quá nhiều đồ cay, nóng
  • Cơ thể thiếu chất khoáng khiến cấu trúc của các tế bào da thay đổi
  • Do ô nhiễm môi trường, làn da không được làm sạch kịp thời sau khi tiếp xúc khói bụi
  • Do sự rối loạn nội tiết
  • Da bị kích ứng do sử dụng loại mỹ phẩm không phù hợp

Các cách trị mụn gạo hiệu quả từ nguyên liệu thiên nhiên

Cách trị mụn gạo mí mắt bằng lá tía tô

Lá tía tô là một loại rau gia vị ngon và rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó lá tía tô chứa các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể gồm vitamin a, vitamin c nhờ đó không chỉ là món ăn mà lá tía tô còn có tác dụng trong việc chữa bệnh và làm đẹp.

Trị mụn gạo bằng lá tía tô

Trị mụn gạo bằng lá tía tô

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô
  • 1 thìa muối trắng
  • Sữa rửa mặt
  • Khăn mặt
  • Kem dưỡng da

Cách thực hiện:

  • Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt và nước muối loãng
  • Dùng khăn mặt thấm khô da
  • Rửa sạch lá tía tô rồi để ráo nước
  • Xay nhuyễn lá tía tô sau đó lọc lấy nước cốt
  • Trộn nước cốt lá tía tô cùng 1 thìa muối trắng
  • Thoa hỗn hợp trên lên các nốt mụn gạo và mát xa nhẹ nhàng
  • Sau 15-20 phút rửa lại bằng nước sạch
  • Thấm khô da sau đó thoa kem dưỡng

Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi các nốt mụn gạo biến mất hẳn.

Cách trị mụn gạo bằng lá bạc hà

Lá bạc hà là một trong những thực phẩm hỗ trợ cho sức khỏe rất nhiều về việc chữa bệnh và chăm sóc làn da của nó. Trong lá bạc hà có chứa các dưỡng chất và khoáng chất như kali, magiê, canxi, phốt pho, vitamin C, sắt và vitamin A rất tốt cho sức khỏe.

Trị mụn gạo bằng lá bạc hà

Trị mụn gạo bằng lá bạc hà

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá bạc hà
  • Sữa rửa mặt
  • Khăn mặt
  • 1-2 giọt dầu oliu
  • Kem dưỡng da

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt và nước ấm
  • Rửa sạch lá bạc hà rồi để ráo nước
  • Xay nhuyễn lá bạc hà rồi lọc lấy nước cốt
  • Trộn nước cốt lá bạc hà cùng 1-2 giọt dầu oliu
  • Dùng tăm bông thấm hỗn hợp trên sau đó chấm lên các nốt mụn gạo
  • Thư giãn trong 15-20 phút rồi rửa lại mặt bằng nước sạch
  • Thấm khô da sau đó thoa kem dưỡng

Thực hiện hàng ngày sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

Cách trị mụn gạo bằng chuối xanh

Chuối là loại trái cây ngon, bổ dưỡng. Trong chuối có chứa nhiều kali và cải thiện hệ miễn dịch. Bên cạnh đó chuối có chứa vitamin B6, vitamin C dồi dào giúp nuôi dưỡng cơ thể. Đặc biệt để trị mụn gạo thì các bạn hãy lựa chọn chuối xanh thay vì chuối chín nhé.

Trị mụn gạo bằng chuối xanh

Trị mụn gạo bằng chuối xanh

Chuẩn bị:

  • 1 quả chuối xanh
  • Sữa rửa mặt
  • Khăn mặt
  • Kem dưỡng da

Cách thực hiện:

  • Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp với da
  • Dùng khăn mặt thấm khô da
  • Gọt bỏ vỏ chuối xanh rồi rửa sạch, xay nhuyễn
  • Đắp chuối xanh vừa xay lên mặt và thư giãn 20-25 phút
  • Rửa lại mặt bằng nước sạch
  • Thấm khô da sau đó thoa kem dưỡng

Thực hiện 3-4 lần/ tuần.

Cách trị mụn gạo bằng nha đam

Nha đam còn được gọi là lô hội hay cây dứa tàu. Là một thực phẩm ngon, có tính mát và bên cạnh đó nha đam còn chứa nhiều axit cinnamic, các vitamin B1, B2, B6 cùng với axit folic,.. rất tốt trong việc chăm sóc sức khỏe và làn da. Lớp gel của nha đam có nhiều vi chất giúp loại bỏ tế bào chết, già để sản sinh tế bào mới đem lại làn da tràn đầy sức sống

Trị mụn gạo bằng nha đam

Trị mụn gạo bằng nha đam

Chuẩn bị:

  • 1 lá nha đam
  • Sữa rửa mặt
  • Khăn mặt
  • Kem dưỡng da

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt cùng nước ấm
  • Rửa sạch lá nha đam sau đó lột vỏ, tách lấy phần ruột bên trong
  • Lấy phần ruột nha đam chà xát nhẹ nhàng lên các nốt mụn gạo
  • Sau 15-20 phút rửa lại mặt bằng nước sạch
  • Dùng khăn mặt thấm khô da sau đó thoa kem dưỡng

Thực hiện 2-3 lần/ tuần.

Chú ý:

  • Do nha đam dễ gây kích ứng đối với những làn da nhạy cảm nên thấy mẩn đỏ phải ngưng sử dụng ngay
  • Chỉ nên áp dụng cách này nhiều nhất 3 lần/ tuần
  • Không nên để nha đam lưu lại trên da qua đêm

Cách trị mụn gạo bằng chanh tươi

Chanh là loại gia vị không thể thiếu đối với mọi nhà, vì giúp tăng gia vị cho món ăn. Ngoài ra chanh còn làm tốt vai trò làm đẹp cho làn da, trong chanh chứa nhiều khoáng chất như vitamin C, pectin, nhóm vitamin B, chất chống oxy hóa, Kali và calcium. Cùng bắt tay làm cách trị mụn gạo bằng chanh tươi nào.

Trị mụn gạo bằng chanh tươi

Trị mụn gạo bằng chanh tươi

Chuẩn bị:

  • 1 quả chanh tươi
  • Sữa rửa mặt
  • Khăn mặt
  • Kem dưỡng da
  • Tăm bông

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt chuyên dùng và nước ấm
  • Thấm khô da bằng khăn mặt sạch
  • Vắt chanh lọc lấy nước cốt
  • Dùng tăm bông thấm nước cốt chanh tươi sau đó chấm lên các nốt mụn gạo
  • Đợi 15-20 phút rồi rửa lại mặt bằng nước sạch
  • Thoa kem dưỡng da

Thực hiện 2-3 lần/ tuần.

Chú ý:

  • Do chanh có tính axit nên các bạn không nên để nó trên da quá lâu
  • Không nên lạm dụng thực hiện nhiều lần trong tuần
>>> Ngoài việc sử dụng thành phần tự nhiên để trị mụn gạo, bạn có thể dùng thêm kem trị mụn thịt để cho hiệu quả nhanh chóng và an toàn hơn. Nếu cần tìm hiểu thêm về kem trị mụn thịt, bạn có thể xem thêm tại bài viết: Top 6 loại kem, thuốc trị mụn thịt an toàn và hiệu quả hiện nay

Mụn gạo có nặn được không?

Mụn gạo là loại mụn không có nhân, dễ lây lan và viêm nhiễm. Vì vậy, để tránh bị những vấn đề trên bạn không nên được sờ, nắn mụn gạo. Đôi khi sẽ khiến vùng da đó bị tổn thương và có khả năng lây lan cao hơn.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn nặn mụn gạo. Và tất nhiên là việc lấy nhân mụn sẽ được thực hiện bởi kỹ thuật viên có chuyên môn cao, nhằm hạn chế nhiễm trùng và tổn thương trên da trong quá trình nặn mụn.

Trên đây là tổng hợp các cách trị mụn gạo, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin để điều trị mụn gạo. Tùy thuộc vào trường hợp nặng/nhẹ mà áp dụng các phương thức này. Nhưng để tiêu diệt được mụn gạo “xấu xí” nhanh chóng trên da mặt bạn hãy đến ngay bệnh viện da liễu nhé. Chúc bạn luôn thành công và xinh đẹp.

Trong trường hợp cần tư vấn chuyên sâu về mụn gạo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Dược sĩ của Nhà thuốc Việt để được giải đáp cụ thể hơn, bằng một trong những cách thức sau:

Địa chỉ:

  • Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
  • Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi