Giải đáp: Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không?

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Nước mía mang đến nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi mới có thai, phụ nữ nên cẩn trọng khi uống bất cứ loại nước nào. Vậy bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không? Hãy cùng Hệ thống Nhà Thuốc Việt tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng của nước mía

Trong nước mía chứa nhiều dưỡng tốt cho sức khỏe như magie, sắt và các loại Vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, C… Trong 100ml nước mía có chứa:
Năng lượng: 39 calo.
Carbohydrate: 9g.
Canxi: 10mg.
Ngoài ra, trong nước mía còn chứa nguồn chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa dồi dào mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không?

Câu trả lời là mẹ bầu hoàn toàn có thể uống nước mía trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi nước mía chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như kali, canxi, sắt, kẽm, magie,… mang lại tác dụng rất lớn như giảm ốm nghén, tăng cường năng lượng, đẹp da, giảm mệt mỏi và bổ sung dinh dưỡng,…và nhiều lợi ích khác.
Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không

Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không

>>> Xem thêm: Top 7 loại TPCN, thuốc bổ cho bà bầu tốt nhất hiện nay được khuyên dùng

Lợi ích của nước mía với mẹ bầu

Nước mía vốn là một loại thức uống giúp giải nhiệt hiệu quả vào những ngày hè nắng nóng. Đặc biệt, trong nước mía có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người như vitamin A, C, các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B6,…, sắt, canxi, magie,… Ngoài ra, nước mía còn chứa chất xơ hòa tan, các chất chống oxy hóa và phytonutrients giúp tăng cường miễn dịch, giảm viêm, thải độc, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp,…
Một số lợi ích của nước mía đối với các mẹ bầu bao gồm:

Bổ sung dinh dưỡng

Không chỉ nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, trong nước mía còn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của bé như vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C, các khoáng chất như sắt, kali, magie, canxi cùng nhiều vitamin, khoáng chất khác, đặc biệt là axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Giúp cải thiện tình trạng ốm nghén

Ốm nghén là một tình trạng rất thường gặp ở các mẹ đang mang thai trong những tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng này thường khiến mẹ gặp phải những cơn buồn nôn và nôn khan, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi và khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, nhiều mẹ bầu lựa chọn uống nước mía thêm vài lát gừng mỏng để giúp giảm bớt cảm giác khó chịu, đặc biệt là ở cổ họng và dạ dày.

Tăng cường hệ miễn dịch

Rất nhiều người cho rằng nước mía chỉ đơn thuần là một loại đồ uống giải khát. Nhưng có lẽ ít người biết đây là loại đồ uống có khả năng tăng cường và cải thiện hàng rào miễn dịch tự nhiên của cơ thể dành cho thai phụ. Nhờ các chất chống oxy hóa dồi dào, nước mía sẽ giúp mẹ bầu chống lại được các bệnh cảm cúm, ho sốt, nhiễm trùng,…

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Thành phần chủ yếu của nước mía là đường, giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng và tức thì cho cơ thể mẹ bầu, hỗ trợ xua tan cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Đặc biệt là vào mùa hè, một cốc nước mía sẽ giúp ổn định đường huyết, giải nhiệt và làm dịu cơn khát.

Phòng chống nhiễm trùng

Uống nước mía có khả năng giúp mẹ bầu ngăn ngừa và cải thiện các vấn đề về nhiễm trùng đường tiểu nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa và khoáng chất cao. Ngoài ra, nước mía còn giúp cải thiện tình trạng vàng da, sỏi thận.

Giảm các triệu chứng táo bón

Táo bón trong giai đoạn mang thai là nỗi khổ khó nói của nhiều mẹ bầu. Với tình trạng này, nước mía có thể giúp cải thiện đáng kể. Cụ thể, chất Kali có trong nước mía sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hoá của mẹ bầu, từ đó ngăn ngừa và giảm các triệu chứng táo bón. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời và không có tác dụng cải thiện tận gốc chứng táo bón, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án tốt nhất nếu táo bón quá nặng.
Lợi ích của nước mía với mẹ bầu

Lợi ích của nước mía với mẹ bầu

Hỗ trợ làm đẹp da

Khi mang thai, làn da của các mẹ thường xấu đi bởi mụn nám, tàn nhang, dầu thừa và da xỉn màu do sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể như estrogen. Trong khi đó, nước mía lại có chứa axit glycolic có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ giảm thâm nám, cải thiện mụn. Vì thế, các mẹ bầu nên bổ sung nước mía để góp phần cải thiện làn da đẹp hơn trong suốt thai kỳ.

Ngăn ngừa và cải thiện các vấn đề về răng miệng

Hôi miệng và sâu răng cũng là những vấn đề mà nhiều mẹ bầu thường phải, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nước mía có thể giải quyết vấn đề đó nhờ cung cấp canxi và magie có tác dụng rất tốt cho răng và lợi, hỗ trợ cải thiện sức khỏe răng miệng.

Giúp duy trì cân nặng

Việc mẹ bầu tăng cân trong quá trình mang thai là điều rất bình thường. Nhưng việc tăng cân quá nhanh và quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến cả làn da, vóc dáng cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé. Để hỗ trợ ổn định và duy trì cân nặng, nhiều mẹ bầu lựa chọn uống nước mía. Nguyên nhân là bởi trong nước mía có chứa nhiều hợp chất polyphenol giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất nhanh chóng và hiệu quả hơn.
>>> Xem thêm:

Bà bầu nên uống nước mía vào thời điểm nào trong ngày?

Qua những tác dụng tuyệt vời của nước mía nêu ở trên, chắc hẳn mẹ bầu đã giải đáp được phần nào thắc mắc bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không. Thật vậy, nước mía có nhiều công dụng tuyệt vời cho mẹ bầu trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng cần lưu ý về thời gian trong ngày khi uống nước mía. Theo các chuyên gia, buổi trưa chính là thời điểm thích hợp nhất để mẹ bầu thưởng thức một ly nước mía trong những ngày nắng nóng để có thể bổ sung cho cơ thể những khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống nước mía vào buổi chiều, sau khi ngủ dậy, giúp cung cấp năng lượng và tạo một tinh thần thoải mái cho mẹ bầu.
Thời điểm bà bầu nên uống nước mía

Thời điểm bà bầu nên uống nước mía

Những lưu ý khi mẹ bầu uống nước mía

Để việc uống nước mía mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:
  • Chọn địa chỉ uy tín để mua nước mía đảm bảo vệ sinh, tránh bị ngộ độc thực phẩm hay nhiễm trùng.
  • Chỉ nên uống từ 100 – 200ml nước mía mỗi ngày, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hay rối loạn dung nạp đường, cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi uống.
  • Tránh cho nhiều đá vào nước mía bởi khi mang thai, mẹ bầu rất nhạy cảm, dễ bị lạnh bụng và dẫn tới chứng khó tiêu.
  • Mẹ nên uống nước mía được ép từ những thanh mía còn tươi ngon, uống nước mía ngay sau khi ép, không nên để lâu vì làm mất dưỡng chất và hương vị ban đầu.
  • Nước mía tuy chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, magie, canxi, vitamin và nhiều loại khoáng chất khác, nhưng mẹ bầu vẫn cần đảm bảo bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác cho cơ thể để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả 2 mẹ con trong suốt thai kỳ.
Hy vọng qua bài viết này mẹ đã giải đáp được thắc mắc bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, bé yêu phát triển toàn diện nhất nhé.
Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi