Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng ăn gì và những điều cần lưu ý

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi thoái hóa cột sống cổ là một căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như đau đầu, chóng mặt, ù tai … Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thì một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị.


Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh

Hãy cùng Hệ thống Nhà thuốc Việt tìm hiểu thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì và những điều cần lưu ý trong bài viết dưới đây.

Thoái hóa đốt sống cổ ăn gì tốt

Ăn uống một cách khoa học là điều mà mọi người đều quan tâm đến đặc biệt là với người bệnh. Vậy bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn đọc

Thực phẩm giàu canxi

Canxi là khoáng chất giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể bao gồm hoạt động dẫn truyền thần kinh, hoạt động của cơ tim và đặc biệt đây là thành phần cấu thành nên khung xương, giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương, làm nhanh lành các vết nứt, gãy trên xương …

Một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ đến từ chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi, do vậy việc bổ sung canxi trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày là điều cần thiết.

Các thực phẩm giàu canxi nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày gợi ý có thể là: sữa, sữa chua, phô mai, các loại đậu, hạnh nhân, đậu nành …

Các loại cá béo

Các loại cá béo như cá hồi, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá trích, cá thu … rất tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ. Khoa học đã chỉ ra rằng cá béo rất giàu omega – 3, đây là loại chất béo mà cơ thể không tự tổng hợp được nhưng lại có lợi ích cho sức khỏe.

Omega – 3 có tác dụng giảm đau nhức tại vùng đốt sống bị thoái hóa, ức chế các phản ứng viêm, nhờ đó cải thiện các triệu chứng đau mỏi, căng cứng cơ và chức năng vận động cũng được cải thiện.

Nước hầm xương

Đây là thực phẩm không thể thiếu cho các bệnh nhân gặp các vấn đề thoái hóa đốt sống cổ, bởi lẽ thành phần của nó chứa glucosamine và chondroitin với hàm lượng rất cao.

Glucosamine là một loại đường tự nhiên được cơ thể tạo ra với vai trò như là một trong những thành phần cấu tạo nên sụn. Sụn bao bọc, bảo vệ các khớp xương, giúp cho các khớp này di chuyển được trơn tru và tránh tổn thương.

Chondroitin trong cơ thể đóng vai trò như một chất chuyển hóa nước, chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng sụn, giúp sụn có độ mềm dẻo và bền chắc.

Bây giờ bạn đọc đã hiểu một bát nước hầm xương cho người bị thoái hóa đốt sống cổ là quan trọng như thế nào. Hãy bổ sung thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày nhé!

Rau xanh

Lượng vitamin có trong rau xanh rất đa dạng như vitamin K, vitamin A, vitamin C, vitamin D … Bên cạnh đa dạng nguồn vitamin, rau xanh còn chứa thêm nhiều khoáng chất cùng một lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn nhiều rau xanh

Rau xanh rất giàu lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ

Một số loại rau xanh tốt cho người bị thoái hóa là: súp lơ xanh, cà rốt, cải thìa, rau bina …

Trái cây

Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn trái cây mỗi ngày, và không phải chỉ những người gặp vấn đề về đốt sống mới dùng trái cây còn người khỏe mạnh thì không cần bổ sung trái cây đâu nhé.

Vitamin C có trong trái cây tham gia vào quá trình tổng hợp sợi collagen có trong sụn khớp, không những vậy đây còn là chất chống oxy hóa và giúp thúc đẩy những phản ứng sinh hóa tốt cho xương.

Tuy có nhiều lợi ích cho xương, nhưng đây lại là vitamin tan trong nước và bị đào thải ra ngoài, cơ thể không tích trữ được. Do vậy, để cơ thể không bị thiếu hụt vitamin C chúng ta cần bổ sung chúng thông qua chế độ ăn nhiều trái cây hàng ngày.

Gừng

Với công dụng giảm đau, kháng viêm, kích thích tăng lưu lượng máu đến khu vực đốt sống cổ giúp tổn thương mau tái tạo, rất tốt cho người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ không nên ăn gì?

Thoái hóa đốt sống cổ kiêng gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu ngay những thực phẩm mà người mắc phải bệnh thoái hóa đốt sống cổ không nên ăn nhé.

Đường – Muối

Một chế độ ăn uống có quá nhiều đường và muối hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là với bệnh nhân đang gặp vấn đề về thoái hóa đốt sống cổ. Tại sao ư?

Đường dư thừa trong cơ thể kết hợp với protein hoặc chất béo sẽ sản sinh ra AGEs – đây là những chất có hại cho cơ thể gây nên các quá trình oxy hóa và viêm, đặc biệt đối với bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ.

Các thực phẩm chế biến quá nhiều muối sẽ làm nồng độ natri tăng cao, thúc đẩy quá trình lão hóa tế bào – một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề thoái hóa khớp ở người lớn tuổi. Mặc khác, khi nạp quá nhiều muối cũng gây ra vấn đề mất canxi từ xương, gia tăng tình trạng loãng xương và dễ gãy xương hơn.

Các món chiên xào

Các món ăn chiên xào thường kích thích vị giác giúp người ăn ngon miệng hơn, tuy nhiên cách chế biến thức ăn nhiều dầu mỡ như vậy là không tốt cho sức khỏe. Khi cơ thể nạp quá nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó gây cản trở lưu thông máu mang dưỡng chất đến nuôi đốt sống thoái hóa làm chậm quá trình phục hồi của bệnh.

Rượu, thuốc lá

Người đang bị thoái hóa đốt sống cổ nên hạn chế rượu bia, thuốc lá, và không phải chỉ khi gặp các vấn đề về sức khỏe chúng ta mới hạn chế rượu bia và thuốc lá đâu nhé.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng rượu bia

Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá kể cả khi bạn khỏe mạnh

Hãy hạn chế bất cứ khi nào bạn có thể, bởi lẽ đây là tác nhân làm tăng nguy cơ gây loãng xương – không tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ, bệnh gút, tăng nguy cơ ung thư, bệnh lý tim mạch và bệnh thận …

Thoái hóa đốt sống cổ cần tránh những tư thế nào?

Hoạt động sai tư thế, làm việc ở một tư thế kéo dài, ít vận động là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Dưới đây là một vài tư thế cần tránh để phòng ngừa và hạn chế làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

+ Tránh ngồi quá lâu ở một tư thế, đặc biệt những tư thế phải cúi, ngửa nhiều.

+ Không nên vặn, bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, những hành động này khiến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ nặng hơn.

+ Không nên đội vật nặng lên đầu.

+ Hạn chế ngồi cúi đầu, gập cổ quá lâu (đọc báo, sách, xem tivi, điện thoại …)

+ Không làm việc quá sức, hạn chế tối đa những động tác không tốt đến đốt sống, đặc biệt là vùng đang bị thoái hóa.

+ Không nên nằm sấp khi ngủ, vì ở tư thế này vùng cổ bị gập xuống sẽ không tốt cho người bệnh.

Những động tác tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ

Dưới đây là những động tác, thói quen tốt cho người có nguy cơ và đang gặp vấn đề về đốt sống cổ:

+ Thường xuyên xoa bóp, chăm sóc vùng cổ, vai gáy. Cách xoa bóp các cơ vùng vai gáy rất đơn giản đó là: ngồi thẳng lưng trên ghế, đầu cúi về phía trước, sau đó dùng đầu ngón tay cái và các ngón còn lại xoa bóp vùng cổ với lực vừa phải trong vòng 5 phút. Phương pháp này bạn có thể nhờ người thân hỗ trợ hoặc tự mình thực hiện sẽ cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy do tăng cường lưu thông máu.

+ Thay đổi tư thế thường xuyên khi ngồi trước tivi, hoặc làm việc trước màn hình vi tính kéo dài. Khi ngồi làm việc, cố gắng điều chỉnh tư thế sao cho hai cẳng tay song song với mặt sàn, giữ thẳng lưng và hai vai ngang bằng nhau.

+ Nên tập thể dục, vận động đều đặn, thường xuyên. Các bài vận động nên lưu ý nhẹ nhàng và vừa sức với người bệnh.

Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức bổ ích, cũng như cách lựa chọn thực đơn hàng ngày, nên ăn gì, không nên ăn gì, cũng như những điều cần tránh để có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình. Nếu gặp bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Nhà thuốc Việt – với những kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn, cung cấp các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, chúng tôi tin rằng Hệ thống Nhà Thuốc Việt sẽ hỗ trợ bạn những thông tin đúng và phù hợp nhất.

Xem thêm:
Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi