Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân

Tại nước ta, zona thần kinh không còn là bệnh lý quá xa lạ, đặc biệt với những ai đã từng mắc thủy đậu. Dân gian vẫn thường gọi căn bệnh này là giời leo. Vậy zona thần kinh là gì, nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và những vấn đề khác bạn cần biết về nó sẽ được chia sẻ trong bài viết sau.

1. Zona thần kinh là gì?

Zona thần kinh là bệnh lý gây ra bởi virus Varicella zoster (VZV) – thuộc họ virus herpes. Cũng chính loại virus này là nguyên nhân khiến chúng ta mắc bệnh thủy đậu khi virus VZV chiến thắng hệ miễn dịch vào lần tấn công đầu tiên.

Bệnh zona thần kinh do virus Varicella zoster gây ra

Bệnh zona thần kinh do virus Varicella zoster gây ra

Sau khi thủy đậu đã khỏi, một số virus vẫn tồn tại trong cơ thể ở trạng thái tiềm ẩn. Chúng “ngủ” nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bên trong các hạch thần kinh chờ thời cơ để sống lại. Cơ hội để virus tỉnh giấc là lúc sức đề kháng cơ thể suy yếu do một số nguyên nhân như:

  • Hệ miễn dịch suy yếu (do tuổi cao, cảm cúm, các loại thuốc ức chế miễn dịch như corticoid,…)
  • Căng thẳng, stress do áp lực từ công việc, cuộc sống hoặc gặp biến cố bất ngờ,…
  • Suy nhược cơ thể do chế độ ăn uống không hợp lý.
  • Mắc bệnh ung thư

Sau đó, chúng bắt đầu sinh sôi và lan truyền nhanh chóng trong các đầu dây thần kinh, rồi biểu hiện ra ngoài da với những đặc trưng riêng của bệnh zona.

>>> Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết về đau thần kinh tọa

2. Triệu chứng khi bị zona thần kinh

Khi mắc zona người bệnh thường có những biểu hiện như sau:

Triệu chứng toàn thân

Tùy theo thể trạng của từng người, mà người bệnh gặp một hoặc một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Sốt từ 38 – 39oC
  • Cơ thể đau nhức, mệt mỏi, uể oải do hệ miễn dịch bị suy yếu
  • Có thể bị nhức đầu, chóng mặt, dáng đi loạng choạng, ù tai (có cảm giác như nghe tiếng ve kêu hoặc dế kêu)

Triệu chứng ngoài da

Trong 2 – 3 ngày đầu, đau ngoài da là biểu hiện đầu tiên khi virus Varicella zoster hoạt động trở lại. Biểu hiện đặc trưng của zona thần kinh là đau rát bỏng, kèm theo cảm giác nhức, tê buốt và ngứa. Bạn có thể cảm thấy như bị kim châm từng cơn ở vùng da sắp nổi mụn nước.

Sau đó, tại vùng da bị đau bắt đầu nổi ban đỏ, mụn nước xuất hiện tập trung thành từng chùm giống như chùm nho. Chúng phân bố chỉ một bên cơ thể dọc theo đường dây thần kinh ngoại biên, có thể gặp ở bất kỳ đâu nhưng thường thấy ở vùng ngực hoặc thắt lưng.

Mụn nước tập trung thành chùm trong bệnh zona thần kinh

Mụn nước tập trung thành chùm trong bệnh zona thần kinh

Giai đoạn đầu diễn ra từ 10 – 12 ngày, mụn nước bắt đầu căng phồng lên với dịch trong suốt. Sau đó nó hóa mủ chuyển sang màu trắng đục, rồi đóng vảy và khô dần.

Khoảng 2 – 4 tuần kế tiếp, da non dần hình thành, vùng da bị tổn thương bắt đầu lành lại. Sau khi hồi phục, tại đây có thể để lại những vết sẹo li ti trên da. Hạn chế chà sát, chạm vào vết zona để hạn chế tối đa sẹo xuất hiện.

Biến chứng có thể xảy ra

Zona thần kinh là bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời đúng cách, bệnh có thể để lại một số biến chứng như sau:

  • Đau thần kinh sau zona: cảm giác đau rát âm ỉ kéo dài trong nhiều tháng thậm chí nhiều năm
  • Nhiễm trùng tại vùng da nổi mụn
  • Virus tấn công lên mắt, có thể gây tổn thương đến mắt, trường hợp nặng có thể gây mù lòa
  • Đau một bên tai dữ dội, nếu không điều trị kịp thời có thể chóng mặt, mất thính giác

3. Cách điều trị bệnh zona thần kinh

Để chữa trị có hiệu quả bệnh zona thần kinh, chúng ta cần sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau đây là một số loại thuốc bạn có thể thấy trong toa mà bác sĩ chỉ định.

Thuốc gì chữa bệnh zona thần kinh?

Thuốc gì chữa bệnh zona thần kinh?

Thuốc uống

  • Thuốc kháng virus (acyclovir) giúp hạn chế sự tác động của virus gây bệnh.
  • Thuốc kháng sinh được dùng khi có hiện tượng bội nhiễm.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt có thành phần paracetamol: giảm đau nhức tại vị trí nổi mụn đồng thời có tác dụng hạ sốt.
  • Thuốc tăng sức đề kháng: giúp cơ chế chống chọi lại virus.
  • Thuốc dị ứng: giảm triệu chứng ngứa ngáy gây khó chịu do virus gây ra.

Thuốc bôi ngoài da

  • Thuốc rửa sát trùng vết thương (thường chứa hoạt chất: xanh methylen): dùng để vệ sinh vùng da nổi mụn. Bạn cần dùng tăm bông lấy lượng thuốc vừa đủ, bôi thuốc nhẹ nhàng lên vùng da cần điều trị, để thuốc khô tự nhiên không cần rửa lại với nước.
  • Thuốc kháng virus (acyclovir) dạng bôi: giúp giảm đau và nhanh lành vết loét.

Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh zona thần kinh

  • Không gãi, chà xát lên vùng da ban đỏ, vết mụn kế cả khi nó đã khô.
  • Không dùng chất tẩy rửa có chứa xà phòng
  • Rửa tay sạch trước và sau khi vệ sinh vết zona thần kinh
  • Mặc đồ rộng rãi thoải mái
  • Bổ sung thêm thực phẩm chứa vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, lysine như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây giúp tăng sức đề kháng.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B khi mắc bệnh zona thần kinh

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B giúp vết thương zona thần kinh nhanh lành hơn

  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ vì chúng có khả năng làm tình trạng viêm nặng hơn.
  • Tránh uống rượu bia và các loại đồ uống chứa nhiều đường.

4. Bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không?

Zona thần kinh là bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch của mụn nước, hoặc gián tiếp khi dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo,… Thời điểm giao mùa, khi hệ miễn dịch suy yếu do thời tiết thay đổi thất thường cũng là cơ hội giúp virus “sống” lại.

Giai đoạn bệnh mới bắt đầu, người bệnh trở thành nguồn lây virus gây bệnh thủy đậu cho người chưa từng mắc thủy đậu trước đó, hoặc chưa tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, khi vết mụn zona bắt đầu khô và bong vẩy thì khả năng lây truyền gần như không còn. Trong khi đó, nếu đã tiêm vaccine thủy đậu bạn có thể gần như miễn nhiễm với loại virus này.

Như vậy, zona thần kinh là bệnh lý không quá nguy hiểm nếu chúng ta phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng với khả năng bảo vệ cao nhờ vaccine giúp phòng chống bệnh một cách hiệu quả.

5. Cách phòng tránh bệnh zona thần kinh

Nhằm hạn chế sự lây lan virus trong cộng đồng, người bệnh cần một số lưu ý sau đây:

  • Tiêm vaccine thủy đậu cho trẻ em theo khuyến cáo của bộ y tế.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu, người chưa tiêm vaccine thủy đậu.
  • Vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa nhẹ nhàng tránh làm vỡ nốt mụn.
  • Rửa tay thường xuyên, nhất là trước và sau khi chạm vào vết zona.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

Tiêm vaccine thủy đậu là cách phòng tránh bệnh zona thần kinh tốt nhất

Tiêm vaccine thủy đậu là cách phòng tránh bệnh zona thần kinh tốt nhất

Mặc dù, zona thần kinh là bệnh lý không gây nguy hiểm lớn nhưng gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Mong rằng, những kiến thức trong bài viết giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Từ đó, giúp bạn phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm khác.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý cũng như cần tư vấn về thuốc trong quá trình điều trị bệnh zona, bạn có thể liên hệ với DƯỢC SĨ của Nhà Thuốc Việt theo các hình thức sau:

– Hotline: 0985508450

– Zalo: 0985508450

– Website:Nhathuocviet.vn

Hơn 15 năm hoạt động trên thị trường dược phẩm, Nhà thuốc Việt luôn tự hào là một trong những nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP (thực hành tốt bán lẻ thuốc) sớm nhất do sở y tế TPHCM cấp phép. Với danh mục sản phẩm đa dạng, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, chúng tôi luôn đảm bảo phục vụ tốt mọi nhu cầu của khách hàng một cách chu đáo nhất.

Hệ thống Nhà thuốc Việt

Hệ thống Nhà thuốc Việt

Địa chỉ:

  • Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
  • Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi