Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

Đau bụng kinh là một nỗi ám ảnh đối với các chị em phụ nữ, hiện tượng này thường xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị và khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh gây ra những cơn đau và có cảm giác khó chịu nên chị em phụ nữ thường tìm những giải pháp để giảm được tình trạng này. Tuy nhiên, mỗi chị em đều có mức độ đau bụng khác nhau, vì thế nhiều chị em thường tìm hiểu những loại thuốc có thể làm giảm đau bụng trong kì “rụng dâu”. Nhà thuốc Việt sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin để trả lời được câu hỏi “Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?”.
Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

Tổng quan về đau bụng kinh

Đau bụng kinh, còn gọi là đau kinh hoặc tiền kinh, đây là một triệu chứng phổ biến mà nhiều chị em phụ nữ phải trải qua trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Trước khi tới kì kinh nguyệt, chị em thường bị đau bụng ở vùng dưới, kèm thêm các triệu chứng đau bụng, mệt mỏi, hạ huyết áp và buồn nôn khiến các chị em rất sợ tới những ngày “rụng dâu”.

Đau bụng kinh được phân thành hai loại là nguyên phát và thứ phát

Đau bụng kinh nguyên phát

Đây là cơn đau trải qua trong thời kỳ kinh nguyệt, thường bắt đầu trong độ tuổi thanh thiếu niên và độ tuổi dưới 30. Cơn đau này thường bắt đầu khoảng 1-2 ngày trước kỳ kinh nguyệt, phần lớn tình trạng đau bụng kinh ở mức độ nhẹ và không kéo dài thì sử dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc như chườm ấm, uống nước ấm, nghỉ ngơi,… Đau bụng kinh nguyên phát sẽ xuất hiện khi chị em bắt đầu có kinh nguyệt và sau khi phụ nữ già đi hoặc chấm dứt hoàn toàn sau sinh con.

Đau bụng kinh thứ phát

Cơn đau bụng kinh thứ phát xuất hiện đối với những người liên quan đến bệnh nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản nữ, như là u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung. Cơn đau bụng thứ phát thường bắt đầu sớm hơn trong chu kỳ kinh và kéo dài cơn đau hơn là đau bụng kinh nguyên phát.

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh

Nguyên nhân của đau bụng kinh thường xuất hiện ngắn hay dài ngày còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Vào mỗi tháng, trứng sẽ rụng theo tính chất đều đặn. Khi tinh trùng gặp trứng và thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng để đến tử cung làm tổ và phát triển thành thai nhi. Nếu tinh trùng không gặp trứng và quá trình thụ tinh không xảy ra, tử cung sẽ co bóp để đẩy lớp niêm mạc và trứng ra khỏi cơ thể, được gọi là kinh nguyệt.

Cơn co tử cung là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng kinh. Trong kỳ kinh nguyệt, tử cung co lại để đẩy ra ngoài niêm mạc tử cung, thường gây ra đau bụng dưới.

Ngoài ra, vào những ngày hành kinh, cơ thể sẽ gia tăng sản xuất một chất trung gian hóa học khác có tên prostaglandin. Chất này khiến cơ tử cung co bóp nhiều hơn với lực mạnh hơn, dẫn đến làm tăng mức độ đau trong khoảng thời gian này.

Những triệu chứng thường gặp như là: căng tứ ngực, nổi mụn, co thắt, đau ở vùng bụng dưới, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đau lưng,…

Các triệu chứng trong chu kì kinh nguyệt

Thuốc giảm đau bụng kinh là gì?

Thuốc đau bụng kinh là các loại thuốc được sử dụng để giảm triệu chứng đau bụng kinh ở phụ nữ, bao gồm cả đau bên trong bụng và các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa và căng tức vùng ngực. Các loại thuốc này thường được gọi là thuốc giảm đau kinh hoặc thuốc giảm co tử cung.

Các loại thuốc này được hoạt động theo hai cơ chế sau:

– Làm giãn cơ tử cung từ đó làm giảm các cơn co thắt tử cung. Kết quả là cơn đau bụng cũng được giảm bớt.

– Giúp ức chế sự tổng hợp của prostaglandin. Prostaglandin là nguyên nhân gây ra các cơn co thắt ở tử cung.

Những chị em bị đau bụng kinh nghiêm trọng và kéo dài do các nguyên nhân bệnh lý khác như viêm nhiễm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…thì việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh sẽ không có hiệu quả. Chị em cần đến gặp bác sĩ để phát hiện những bệnh lý trên để được điều trị phù hợp mới có thể cải thiện tình trạng đau.

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không

Để trả lời cho câu hỏi Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không, chị em hãy theo dõi cơ chế và những tác dụng phụ của những loại thuốc giúp giảm đau bụng kinh. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị đau bụng kinh:

Cataflam

Sản phẩm này có thành phần là một hoạt chất nhóm kháng viêm giảm đau không steroid, cụ thể là muối Natri của Diclofenac. Thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam mặc dù hiệu quả nhưng việc sử dụng liều cao trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm loét đường tiêu hóa, tăng men gan hay suy giảm chức năng thận. Trong thời gian sử dụng thuốc Cataflam để điều trị đau bụng kinh thì nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng sẽ tăng lên, bao gồm buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng thượng vị.

Chống chỉ định dùng thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam với các hoạt chất chống viêm không steroid khác (như Aspirin) và các thuốc chống đông máu. Một số trường hợp chống chỉ định sử dụng Diclofenac bao gồm người đang bị viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển, tiền sử hen phế quản, suy gan/suy thận nặng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.

Sản phẩm thuốc Cataflam giúp giảm đau bụng kinh

Mefenamic acid

Tương tự Diclofenac, Mefenamic Acid cũng là một thuốc giảm đau bụng kinh thuộc nhóm giảm đau, kháng viêm không steroid. Khi sử dụng chú ý không uống Mefenamic acid quá 7 ngày. Một số trường hợp dùng thuốc giảm đau bụng kinh có thể xuất hiện các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn ngứa, giảm số lượng tiểu cầu hoặc thiếu máu tán huyết.

Lưu ý, chị em cần thận trọng khi dùng thuốc Mefenamic acid trong tình trạng cơ thể mất nước hoặc có tiền sử bệnh động kinh trước đó. Chống chỉ định sử dụng của Mefenamic acid cũng tương tự thuốc Cataflam.

Hyoscinum

Đây là một trong các loại thuốc chống co thắt hướng cơ. Cơ chế hoạt động của Hyoscinum là gây tê liệt thần kinh giao cảm, do đó thường được chỉ định giảm các cơn đau do co thắt, trong đó điển hình là đau bụng kinh. Những trường hợp sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Hyoscinum có thể xuất hiện các một số tác dụng phụ như khô miệng, tim đập nhanh, bí tiểu tiện hoặc dị ứng da. Chống chỉ định sử dụng Hyoscinum cho bệnh nhân Glaucoma, rối loạn niệu đạo tiền liệt tuyến hoặc hẹp môn vị.

Hyoscine là một trong các loại thuốc chống co thắt hướng cơ

Alverin

Alverin là một thuốc giảm đau bụng kinh an toàn với cơ chế tác dụng chính là ức chế các cơn co thắt cơ. Cụ thể hơn Alverin ức chế các cơn co thắt cơ do Acetylcholin, do đó thường được dùng trong các trường hợp đau do co thắt và đau bụng kinh là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, thuốc Alverin lại chống chỉ định dùng cho người có huyết áp thấp.

Sản phẩm Alverin chống chỉ định cho người huyết áp thấp

Khi sử dụng những loại thuốc trên, chúng ta không nên lạm dụng nhiều bởi vì các loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ của nó. Những chị em có bệnh lý về dạ dày thì có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày. Vì thế trước khi sử dụng thuốc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.

Một số cách giảm đau bụng kinh không cần sử dụng thuốc

Một số cách chị em có thể áp dụng để giảm đau bụng kinh mà không cần uống thuốc như:

Áp dụng nhiệt ấm: Sử dụng túi nhiệt ấm hoặc chai nước nóng để đặt lên bụng dưới. Nhiệt độ ấm có thể giúp giảm co tử cung và giảm đau.

Sử dụng túi chườm ấm cũng giải pháp giúp giảm đau bụng kinh

Tập thể dục nhẹ: Một số người cho rằng việc tập thể dục nhẹ, chẳng hạn như yoga hoặc bài tập đàn hồi, có thể giúp giảm đau bụng kinh bằng cách làm giảm co tử cung. Tuy nhiên, hãy tránh tập thể dục quá mức vào những ngày có kinh nếu bạn cảm thấy mệt mỏi.

Dinh dưỡng cân đối: Cân đối chế độ ăn uống của bạn bằng cách tăng cường lượng thực phẩm giàu trong chất xơ và chất chống viêm như rau xanh, trái cây, hạt, và cá. Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều đường và chất béo.

Trong thời gian kinh nguyệt nên ăn những thực phẩm dinh dưỡng

Hạn chế caffeine và đồ uống có cồn: Caffeine và đồ uống có cồn có thể làm tăng căng thẳng và gây ra sự co bóp của cơ tử cung, nên hạn chế tiêu thụ chúng có thể giúp giảm đau bụng kinh.

Thư giãn và giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng cảm giác đau. Hãy thử các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hay tạo ra thời gian cho bản thân để thư giãn và nghỉ ngơi.

Thảo dược và bổ sung dinh dưỡng: Sử dụng một số thảo dược và các bổ sung như dầu cá, magiê, hoặc vitamin B6 có thể giúp một số phụ nữ giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, hãy tham khảo với bác sĩ trước khi sử dụng.

Tổng kết

Nhà thuốc Việt mang đến cho bạn những thông tin trong bài viết trên để trả lời cho câu hỏi “Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?”, Không có cách nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn việc đau bụng kinh, nhưng với những thông tin hữu ích trên có thể giúp chị em làm giảm những triệu chứng và làm cho kinh nguyệt dễ kiểm soát hơn. Nếu bạn đau bụng kinh nghiêm trọng hoặc có triệu chứng không bình thường khác đi kèm, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn.

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi