Tổng hợp các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ bầu phải biết

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Tiểu đường thai kỳ là một trong những biến chứng thai kỳ thường gặp ở phụ nữ mang thai. Trong đó, tiểu đường thai kỳ ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ vô cùng nguy hiểm với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là gì? Tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ gây ra biến chứng gì? Hãy cùng Nhà Thuốc Việt tìm hiểu ngay dưới bài viết sau nhé.

Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thường gặp

Một số dấu hiệu thường gặp khi mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối như:

Khát nước thường xuyên

Nếu mẹ bầu thường xuyên cảm thấy khát nước, nhu cầu uống nước tăng lên quá nhiều, ngay cả khi không ăn uống đồ mặn, ngọt thì khả năng mẹ đã bị tiểu đường thai kỳ.

Khô miệng

Không chỉ khát nước, nếu mẹ bầu thường xuyên bị khô họng và khô miệng thì đây có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.

Mệt mỏi, uể oải

Đối với mẹ bầu 3 tháng cuối, mệt mỏi diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị tiểu đường cảm nhận được sự uể oải luôn thường trực ngay cả khi chỉ vận động nhẹ nhàng thì có thể mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu không được vận chuyển vào các tế bào, khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng, từ đó gây mệt mỏi.
Bà bầu mệt mỏi, uể oải - dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Bà bầu mệt mỏi, uể oải – dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Đi tiểu thường xuyên

Nếu mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ đi tiểu với tần suất nhiều hơn thì hãy đến bệnh lý tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cũng có thể gặp một số biểu hiện khác như: hay bị mờ mắt, sụt cân mà không rõ nguyên nhân, vùng kín bị ngứa,….

Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Những ảnh hưởng về sức khỏe ở những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ bao gồm:
  • Sinh non: Rối loạn kiểm soát glucose trong máu dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu, huyết áp tăng và chứng tiền sản giật là nguyên nhân gây sinh non.
  • Tăng huyết áp: Tình trạng tăng huyết áp có thể khiến mẹ bầu đối diện với nguy cơ tiền sản giật và sản giật, tai biến mạch máu não,…
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Tiểu đường thai kỳ nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra các biến chứng như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy giảm chức năng bài tiết, viêm đài bể thận cấp, nhiễm trùng ối và sinh non,…
  • Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng tới cả thần kinh và thị lực của mẹ bầu.
  • Tăng nguy cơ sinh mổ và biến chứng tiểu đường type 2 sau sinh.
Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có thể gây tăng huyết áp ở mẹ bầu với các biến chứng nguy hiểm

Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có thể gây tăng huyết áp ở mẹ bầu với các biến chứng nguy hiểm

Những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến thai nhi

Tiểu đường thai kỳ gây ra những tác động tiêu cực đến thai nhi như:
  • Thai to vượt mức: Lượng glucose dư thừa trong máu của người mẹ sẽ được vận chuyển vào thai nhi trong giai đoạn 3 tháng cuối, khiến tuyến tụy của bé sẽ phải hoạt động để chuyển hóa năng lượng quá mức khiến thai nhi lớn hơn bình thường.
  • Trẻ sơ sinh dễ mắc phải các bệnh lý về chuyển hóa khi chào đời.
  • Tình trạng tăng hồng cầu ở trẻ dẫn đến bệnh lý vàng da và bệnh lý đường hô hấp, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của trẻ sau này.
Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có thể khiến thai nhi to vượt mức

Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có thể khiến thai nhi to vượt mức

Những đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Một số mẹ bầu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thường bao gồm:
  • Phụ nữ đã bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
  • Phụ nữ thừa cân, béo phì.
  • Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.
  • Phụ nữ có tiền sử sản khoa bất thường như dị tật thai nhi, thai lưu không rõ nguyên nhân, sảy thai liên tục, sinh non,…
  • Gia đình có tiền sử người nhà mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi.
Xem thêm:

Khi bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, mẹ bầu cần làm gì?

Khi mắc tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý các vấn đề sau:

Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên

Khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu có thể thay đổi nhanh và liên tục, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc này sẽ giúp tránh được những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối gây ra.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Khi mắc tiểu đường 3 tháng cuối, mẹ bầu cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Mẹ cần lưu ý:
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa nhiều sắt, canxi, vitamin và protein.
  • Bổ sung cho cơ thể từ 1800-2000 calo mỗi ngày.
  • Không nên ăn quá nhiều trong một bữa, chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 5-6 bữa mỗi ngày.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, nhiều calo và ít béo, giảm lượng tinh bột, tăng đạm chứa trong thịt, cá và trứng.
  • Mẹ bầu nên tránh các loại thức ăn được chế biến sẵn như: xúc xích, thịt xông khói, đồ hộp,…các loại đồ ngọt như kẹo, bánh, nước ngọt,…và thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như xôi, khoai tây, bánh mì trắng, gạo trắng,…
Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Uống đủ nước

Mẹ bầu nên uống đủ nước từ 1.5-2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, nên ưu tiên sử dụng nước lọc, hạn chế nạp các loại nước ngọt, sinh tố, nước ép,… vì các loại nước này khiến đường huyết tăng nhanh.

Luyện tập thể dục thường xuyên

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối nên luyện tập thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…

Dành thời gian thư giãn

Mẹ bầu nên dành thêm thời gian thư giãn và nghỉ ngơi, không nên thức khuya hay làm việc quá sức, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi và căng thẳng.

Ngủ đủ giấc

Mất ngủ là dấu hiệu của trầm cảm, điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu cần ngủ đủ giấc và ngủ ngon trong giai đoạn này. Nếu gặp vấn đề về giấc ngủ, mẹ bầu hãy trao đổi với bác sĩ để có lời khuyên hữu ích.

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Các loại sữa dành cho người tiểu đường

Kết luận

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thường gặp nhất. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ bầu phát hiện sớm bệnh lý tiểu đường để có phương pháp xử lý kịp thời.
Nếu còn thắc mắc nào hoặc cần tư vấn về chế độ chăm sóc mẹ bầu, hãy liên hệ với Dược sĩ của chúng tôi qua:
– Website: nhathuocviet.vn
– Hotline/Zalo: 0985508450
Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi