Chức năng của ADN là gì? đặc điểm và ứng dụng của ADN

Câu hỏi được đặt ra là: chức năng của ADN là gì?

A. Truyền thông tin tới ribôxôm

B. Lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền

C. Cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp protein

D. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm

=> Đáp án đúng là đáp án B.

Chức năng của ADN là lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền.

Vậy tại sao câu trả lời là “Lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền” Để tìm hiểu thêm về ADN bạn hãy tham khảo thông tin dưới đây

ADN là gì?

ADN là một nội dung kiến thức của môn sinh học rất bổ ích được ứng dụng nhiều vào thực tế để phục vụ cho cuộc sống của con người. Vậy Chức năng của ADN là?

Trả lời: Chức năng của ADN là mang thông tin di truyền, bảo quản, bảo tồn thông tin di truyền và biến đổi tạo nền tảng cho sự tiến hóa.

ADN có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền giữa các thế hệ, góp phần quy định các tính trạng của sinh vật.

ADN là một phân tử phức tạp chất mang thông tin di truyền của hệ thống sống. Hầu như các sinh vật đa bào đều có đủ bộ ADN của sinh vật đó. Trong quá trình sinh sản phân tử ADN trải qua quá trình phân chia nên một phần ADN của chúng được truyền cho đời sau.

ADN có tên khoa học là acid deoxyribonucleic (tên tiếng Anh là DNA). AND được tìm thấy trong mọi tế bào của con người nói chung và các loài sinh vật khác nói riêng.

Cấu trúc của ADN là gì?

ADN được hình thành từ nhiều nucleotide. Một nucleotide gồm ba thành phần: nhóm photphat (H3PO4), đường deoxyribose (C5H10O4) và một nitơ base. Mỗi nitơ base gồm bốn loại: A- Adenine, T- Thymine, G- Guanine, C- Cytosine. Mà kích thước phân tử của A, T lớn hơn so với kích thước phân tử của G, C.

Cấu trúc ADN là một chuỗi xoắn kép được thành bằng liên kết của nitơ base và chuỗi đường xen kẽ với photphat tạo khung xương chắc chắn

Phần lớn ADN tập trung trong nhân tế bào (ADN nhân) được tổ chức thành các cấu trúc gọi là nhiễm sắc thể. Ngoài ra, một lượng nhỏ ADN khác có trong ti thể (gọi là ADN ti thể hoặc mtADN). Ti thể là cơ quan trong tế bào giúp chuyển năng lượng từ máu thành dạng mà tế bào có thể sử dụng được.

ADN chứa thông tin di truyền cần thiết cho quá trình sản xuất các thành phần tế bào, các bào quan và quay vòng chu kỳ sống. Sản xuất protein là một quá trình tế bào quan trọng phụ thuộc vào ADN khi thông tin di truyền được truyền từ ADN sang ARN rồi cuối cùng đến các protein.

ADN mang tất cả các hướng dẫn cho một sinh vật để xây dựng, duy trì và sửa chữa chính nó. Bằng cách nhân rộng và truyền ADN, động vật, thực vật và vi sinh vật có thể truyền đạt đặc tính của chúng cho thế hệ sau.

Cấu tạo của ADN

Theo NLM (thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ), DNA của con người được tạo thành từ khoảng 3 tỷ cặp bazơ và hơn 99% các cặp bazơ đó giống nhau ở tất cả mọi người.

ADN có khả năng tự nhân lên và sao chép. Quá trình nhân đôi là quá trình tổng hợp hai tế bào con giống nhau từ tế bào mẹ dựa theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. Với cơ chế tự sao chép thì hai mạch đơn của ADN mẹ bị tách từ từ tạo thành hai mạch khuôn mới. Mạch mới sẽ tổng hợp và đóng xoắn tạo thành hai phân tử ADN con.

Vậy nên, sau khi tổng hợp ADN xong thì từ một tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ.

ADN nhân bản

Bên cạnh đó, mỗi loài sinh vật đều có một loại gen di truyền và trình tự sắp xếp các nucleotide khác nhau và đặc trưng riêng. Nếu thay đổi vị trí của bốn nucleotide sẽ tạo ra một phân tử ADN khác so với loài sinh vật ấy. Do đó, ADN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù.

Câu hỏi tiếp theo: Adn là thuật ngữ viết tắt của?

A. Axit nucleic

B. Axit nucleotit

C. Axit đêoxiribonucleic.

D. Axit ribonucleic

Đáp án đúng C.

Adn là thuật ngữ viết tắt của Axit đêoxiribonucleic có tên khoa học là acid deoxyribonucleic (tên tiếng Anh là DNA), AND được tìm thấy trong mọi tế bào của con người nói chung và các loài sinh vật khác nói riêng.

Giải thích lý do chọn đáp án C:

ADN (Axit đêoxiribonucleic) có tên khoa học là acid deoxyribonucleic (tên tiếng Anh là DNA). AND được tìm thấy trong mọi tế bào của con người nói chung và các loài sinh vật khác nói riêng.

Tính chất của ADN là gì?

DNA có tính chất sao chép hoặc tạo bản sao của chính nó. Mỗi chuỗi DNA trong chuỗi xoắn kép có thể đóng vai trò là mô hình để nhân đôi chuỗi các bazơ. Điều này rất quan trọng khi các tế bào phân chia vì mỗi tế bào mới cần phải có một bản sao chính xác của DNA có trong tế bào cũ. Đây là tính chất quan trọng nhất của ADN và nhờ tính chất này mà người ta đã ứng dụng rất nhiều vào thực tế cuộc sống.

Bên các tính chất sao chép hoặc tạo bản sao của chính nó thì ADN còn có tính đặc thù và đa dạng cao. Tính đặc thù của ADN được biểu hiện như sau: ở mỗi loài sinh vật, số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotide trong phân tử ADN tuân thủ theo quy tắc rất nghiệm ngặt và đặc trưng cho loài. Tính đa dạng của được thể hiện là chỉ cần thay đổi cách sắp xếp của 4 loại nucleotide sẽ tạo ra các phân tử ADN khác nhau.

Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc thù của con người và các loài sinh vật. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN cũng lý giải lý giải tại sao cùng là chủng tộc người nhưng những nhóm cư dân ở các khu vực địa lý khác nhau như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi sẽ có những đặc điểm đặc trưng khác biệt, hoặc đối với các loài sinh vật dù là cùng một loài nhưng chúng được phân ra thành những nhóm nhỏ với những đặc điểm nhận dạng khác nhau.

Chức năng của ADN là gì?

ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của prôtêin. Các gen khác nhau được phân bố theo chiều dài cùa phân tử ADN.

ADN thực hiện được sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể. Chính quá trình tự nhân đôi của ADN là cơ phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản, duy trì các đặc tính của từng loài ổn định qua các thế hệ, bảo đảm sự liên tục sinh sôi nảy nở của sinh vật.

Như vậy ADN có 3 chức năng quan trọng là:

  • Mã hóa các thông tin di truyền: ADN sẽ mã hoá về số lượng, thành phần, trình tự các nucleotide trên ADN.
  • Bảo quản thông tin di truyền: Khi tổng hợp hay phân chia ADN, nếu trong quá trình ấy có sai sót thì phân tử ADN gần như sẽ được hệ thống enzym sửa sai trong tế bào sửa lại.
  • Bảo tồn các thông tin di truyền: Nhờ quá trình nhân đôi ADN nên thông tin di truyền được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau.

Tóm lại chức năng của ADN là mang thông tin di truyền, bảo quản, bảo tồn thông tin di truyền và biến đổi tạo nền tảng cho sự tiến hóa. Thông tin di truyền mang các dữ liệu về cấu trúc và đặc điểm của từng loại nucleotide có trong cơ thể sinh vật, do đó ADN sẽ góp phần quy định các đặc tính của sinh vật.

ADN là gì

Ứng dụng chức năng ADN vào trong đời sống

Vì ADN có chức năng chứa đựng thông tin di truyền nên nó có thể ứng dụng trong việc xác định một số bệnh nhất định hoặc xét nghiệm huyết thống.

Xét nghiệm tiền lâm sàng

Một số căn bệnh di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như bệnh tim, ung thư vú, ung thư trực tràng… Mà gen mang bệnh di truyền có thể mang gen lặn nên không thể biết mình có mang bệnh di truyền hay không. Do đó, nên sử dụng xét nghiệm ADN giúp xác định tình trạng sức khỏe để tìm ra phương pháp trị bệnh sớm.

Xét nghiệm trước sinh

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh hỗ trợ chẩn đoán xác định các bệnh về rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở mười tuần đầu của thai kỳ như hội chứng patau gây sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng klinefelter gây vô sinh, hội chứng Down, hội chứng trisomy 18…

Xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh có thực hiện từ khi thai nhi được 7 tuần tuổi với người cha giả định, nhờ đó phát hiện được có quan hệ huyết thống không.

Sử dụng ADN làm xét nghiệm huyết thống

ADN là vật chứa đựng thông tin di truyền từ nhiều thế hệ trong gia đình. Vậy nên, xét nghiệm ADN giúp xác định mối quan hệ huyết thống cha con, quan hệ họ hàng,…

Trong một trường hợp đặc biệt như giấy khai sinh, chứng minh quan hệ trong gia đình, các vụ kiện tụng,… thì các cơ quan nhà nước sẽ yêu cầu giấy xét nghiệm ADN chứng minh quan hệ huyết thống. Cụ thể:

  • Thủ tục nhận người thân: ADN giúp xác nhận huyết thống ông – cháu, bố – con, mẹ – con,…
  • Giấy khai sinh: khi mà con được sinh ra trước khi bố mẹ có giấy đăng ký kết hôn, hay khi trên giấy khai sinh chỉ có tên mẹ nhưng chưa có tên bố cần bổ sung…
  • Xác nhận cấp dưỡng sau ly hôn cần xác nhận quyền thừa kế và các thủ tục pháp lý khác…
  • Phân chia tài sản.

Xét nghiệm ADN ở đâu?

Xét nghiệm ADN là việc quan trọng, hiện nay các cơ sở xét nghiệm ADN tại Việt Nam khá nhiều, để tìm được địa chỉ uy tín là điều khá khó khăn, tuy vậy bạn có thể đến các cơ sở uy tín sau đây để có chất lượng dịch vụ tốt nhất, kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm ADN ở đâu

Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể đến:

1. Bệnh viện Từ Dũ

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM.

Điện thoại: (028) 5404 2829.

2. Bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM.

Điện thoại: (028) 3955 9856.

3. Viện Pasteur

Địa chỉ: 167 Pasteur, phường 8, quận 3, TP.HCM.

Điện thoại: (028) 3829 7308.

4. Bệnh viện Hòa Hảo

Địa chỉ: 254 Hòa Hảo, phường 4, quận 10, TP.HCM.

Điện thoại: (028) 3927 0284.

5. Bệnh viện Nhân dân 115

Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM.

Điện thoại: (028) 3865 4249.

6. Trung tâm xét nghiệm AND Gentis

Địa chỉ: 07 đường số 8, Khu dân cư Trung Sơn, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Điện thoại: (028) 5431 8122.

7. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.

Điện thoại: (028) 3855 4269 – (028) 3952 5355.

8. Bệnh viện Truyền máu – Huyết học

Địa chỉ: 201 Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM.

Điện thoại: (028) 3839 7535.

Tại Hà Nội bạn có thể đến:

1. Trung tâm xét nghiệm di truyền GENTIS

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà HCMCC, 249A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 1800.2010 – 0988.00.2010

2. Viện Công Nghệ ADN NOVAGEN

Địa chỉ: 37 P. Trần Kim Xuyến, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 0987.666.081

3. Trung tâm xét nghiệm ADN GENPLUS (GEN+)

Địa chỉ: Số 198 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0899 65 9999 / 0899 080 999

4. Bệnh viện đa khoa Medlatec

Địa chỉ CS1 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Địa chỉ CS2: Số 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội

Địa chỉ CS3: Số 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 1900.565656

5. Viện Công nghệ ADN và Phân tích di truyền GENLAB

Địa chỉ CS1: 112 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ CS2: Số 38 – Ngõ 37 Trần Kim Xuyến, Cầu Giấy, Hà Nội.

Địa chỉ CS3: Toà nhà B4 Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 0968.589.489

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Protein không có chức năng nào sau đây?

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi