Cảnh báo 5 nhóm đối tượng tối kỵ ăn trứng gà

1. Người bị bệnh tiểu đường

Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

2. Người bị tiêu chảy

Nhiều người cho rằng, người bị tiêu chảy cần phải dùng biện pháp tăng cường dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể bằng cách ăn nhiều trứng gà. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm.

Theo Ykhoa.net, đối với bệnh nhân tiêu chảy, do dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm, việc chuyển hóa chất mỡ, chất đạm và đường bị rối loạn, cơ năng sinh lý nhu động ruột vượt quá mức bình thường, chức năng đồng hóa vốn có bị ảnh hưởng, chức năng tái hấp thu nước và chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại, phần lớn các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Vào lúc này, nếu không để cho đường ruột được nghỉ ngơi thích đáng thì không những làm mất đi tác dụng bồi dưỡng cơ thể mà ngược lại còn làm cho bệnh nặng thêm. Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy, bệnh nhân không được ăn trứng gà.

3. Người bị sốt

Thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra nhiệt lượng “siêu hạng”. Đối với, những người bị sốt (nhất là trẻ em), ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.

4. Người bị sỏi mật

Nếu dùng thức ăn có nhiều chất đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, bắt túi mật đang bị bệnh phải làm việc quá tải, gây đau đớn, nôn mửa…

Tuy nhiên, theo Ykhoa.net, nếu thay đổi cách chế biến các món như: trứng gà hầm, canh trứng, trứng hấp…thì người bệnh vẫn có thể ăn được. Nếu bệnh nhân sỏi mật ăn chút trứng gà, vừa có thể thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng, không gây đau thắt mật, lại tạo ra sự kích thích cần thiết cho túi mật, kịp thời bài tiết dịch mật, ngăn ngừa việc ứ đọng dịch tránh được hình thành sỏi mật.

5. Người mắc bệnh thận

Khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó, làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu. Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp khi ăn nhiều trứng có thể gây xơ vữa động mạch thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống kết hợp với tổn thương thận và dẫn đến suy thận mãn tính.
Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi