[Nên đọc] TOP 3 loại sữa dành cho người cắt túi mật tốt nhất hiện nay

Bài viết được thực hiện bởi

Dược sĩ Nguyễn Tiến Dũng

Sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật, dịch mật sau khi được tiết ra sẽ không còn nơi dự trữ, mà sẽ di chuyển trực tiếp xuống tá tràng. Điều này có thể gây ra sự rối loạn tiêu hoá khi bạn ăn các loại thức ăn có chứa nhiều chất béo do khả năng hấp thu chất béo của cơ thể bị giảm sút.

Như vậy, sau khi cắt túi mật, để cơ thể có thời gian thích nghi, hồi phục và hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hoá, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hãy cùng tham khảo TOP 3 loại sữa dành cho người cắt túi mật tốt nhất hiện nay của Nhà thuốc Việt.

TOP 3 loại sữa dành cho người cắt túi mật tốt nhất hiện nay

Túi mật là cơ quan như thế nào?

Vị trí giải phẫu của túi mật trong cơ thể

Túi mật là một cơ quan nằm trong hệ tiêu hoá của con người. Theo giải phẫu, túi mật là một túi nhỏ hình quả lê, nằm ở vị trí hạ sườn phải trong hố túi mật. Túi mật có cấu tạo gồm 3 phần đáy, thân và cổ ống dẫn mật đến túi. Chiều ngang của túi mật dao động trong khoảng từ 30 đến 40mm, chiều dài nằm trong khoảng từ 80 đến 100mm. Ở người trưởng thành, túi mật có dung tích vào khoảng 50ml.

Trong túi mật có các van Heister – là những van giúp ống dẫn mật không bị gấp khúc, giúp dịch mật lưu thông dễ dàng, để thuận tiện cho việc tiêu hoá thức ăn hơn.

Túi mật có chức năng chính là giúp dự trữ phần dịch mật do gan tiết ra, khi không có thức ăn. Dịch mật là một chất lỏng dạng sệt, có vị đắng với màu vàng ngả xanh. Sự có mặt của dịch mật giúp việc hấp thu chất béo trong ruột non được dễ dàng hơn.

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật là gì?


Phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật

Trong một số trường hợp, khi người bệnh gặp phải một số tình trạng bệnh lý gây sưng, viêm hay áp xe tại túi mật, thì cần phải làm phẫu thuật cắt bỏ túi mật để tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ. Có 2 loại phẫu thuật chủ yếu trong việc cắt bỏ túi mật, là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở. Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn hơn nên người được cắt bỏ túi mật qua nội soi sẽ hồi phục nhanh hơn.

Trong ba trường hợp dưới đây, bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi mật, đó là:

1/ Sỏi túi mật

Sỏi túi mật là những cục nhỏ dạng kết tinh từ mật. Thông thường, có 2 loại là sỏi hình thành do lượng cholesterol trong máu cao, hoặc do trứng và xác ký sinh trùng trong ruột. Đa phần khi bệnh nhân mắc sỏi túi mật thì thường không có triệu chứng, tuy nhiên cũng có khi sỏi túi mật khiến túi mật bị tắc hay viêm nhiễm. Chỉ định của bác sĩ khi bạn mắc sỏi túi mật thường là phẫu thuật cắt túi mật để hạn chế hình thành sỏi.

2/ Polyp túi mật

Polyp túi mật đa phần đều lành tính. Khi nghi ngờ mắc polyp túi mật, nhưng không có triệu chứng, sau 6 tháng đến 1 năm bệnh nhân nên kiểm tra lại. Nếu polyp lớn hơn 10mm thì nên tiến hành cắt bỏ túi mật để hạn chế xuất hiện thêm các loại polyp túi mật khác.

3/ Ung thư túi mật

Ung thư túi mật là tình trạng trong lòng ống mật xuất hiện những tế bào ác tính, có thể di căn tới các mạch máu và các cơ quan lân cận như gan, ruột non,… Để điều trị, bác sĩ thường chỉ định can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người cắt túi mật

Sau khi cắt bỏ túi mật, người bệnh cần được tư vấn để có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vì lúc này khả năng tiêu hoá các loại thức ăn có chứa chất béo bị giảm sút. Dưới đây là lời khuyên của Nhà thuốc Việt về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người cắt túi mật:

1/ Các loại thực phẩm mà người cắt túi mật nên ăn

Bệnh nhân sau cắt túi mật nên ăn các loại rau chứa nhiều chất xơ

Người cắt túi mật nên ăn các loại thực phẩm dưới đây:

  • Các loại thực phẩm có chứa protein nạc: Bệnh nhân thích ăn thịt có thể lựa chọn giảm mỡ trong chế độ ăn để tránh ăn quá nhiều mỡ sau khi cắt bỏ túi mật. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều protein nạc và ít chất béo bao gồm: ức gà hoặc ức gà tây, cá và các loại hải sản, các cây trong họ đậu, các loại hạt cứng và hạt mềm với số lượng nhỏ (vì chúng chứa nhiều chất béo).
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Các thực phẩm giàu chất xơ giúp phòng ngừa táo bón. Bệnh nhân sau khi cắt bỏ túi mật nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn của mình sau phẫu thuật. Các loại thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích là: ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ và trái cây tươi, các loại rau họ Đậu, các loại hạt cứng và hạt mềm, các loại cám ngũ cốc và sữa yến mạch.

>>> Xem thêm bài viết liên quan: TOP 6 loại sữa tốt cho hệ tiêu hoá

>>> Xem thêm bài viết liên quan: TOP 6 loại sữa thực vật cho người ăn chay

  • Các loại sữa ít béo: Các chế phẩm từ sữa là nguồn bổ sung canxi rất tốt cho cơ thể. Nếu bệnh nhân phải tránh sữa nguyên kem sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật, thì họ có thể chọn thay thế bằng các loại chế phẩm từ sữa chứa ít chất béo – như sữa tách kem hoặc sữa chua ít béo. Ngoài ra, có một số loại thực phẩm khác cũng giúp bổ sung canxi hiệu quả, bao gồm: Các loại rau lá xanh, các loại rau họ Đậu và Đậu lăng, các thực phẩm bổ sung chứa canxi thay thế cho sữa, cá mòi và cá hồi đóng hộp.

Theo các nghiên cứu, các chế phẩm chứa ít chất béo thường chứa nhiều đường hơn các loại không bị tách chất béo. Bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật cần xem thành phần dinh dưỡng có trên vỏ hộp để xem là liệu họ có tiêu thụ quá nhiều chất béo hay các loại đường hay không.

2/ Các loại thực phẩm mà người cắt túi mật không nên ăn

Bệnh nhân sau cắt túi mật không nên uống rượu bia

Bên cạnh các loại thực phẩm nên ăn nói trên, bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật không nên ăn các loại thực phẩm dưới đây:

  • Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ, hay thực phẩm chiên rán.
  • Các thực phẩm cay nóng.
  • Các loại đường tinh luyện.
  • Các loại thực phẩm và thức uống có chứa caffein – thường là các loại trà, cà phê, socola và các loại thức uống bổ sung năng lượng nhanh.
  • Đồ uống có cồn – ví dụ như bia, rượu vang và rượu mạnh trên 40 độ.
  • Các loại nước ngọt có ga.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn ít chất béo sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật thường dễ mắc tiêu chảy hơn trong vòng 1 tuần đầu hậu phẫu.

Dưới đây là các thực phẩm chứa nhiều chất béo mà bạn cần tránh:

  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo và dầu mỡ, khiến bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật gặp khó khăn khi tiêu hoá. Các loại thức ăn nhanh thường bao gồm: các món tráng miệng (như bánh ngọt, bánh quy và bánh bột nhào), các loại thức ăn nhanh (như pizza hoặc khoai tây rán), các loại thịt đã chế biến sẵn (như xúc xích).
  • Các loại thịt mỡ: Nhiều loại thịt chưa qua chế biến cũng chứa lượng lớn chất béo. Ví dụ như thịt cừu non và thịt cừu; thịt lợn (bao gồm thịt xông khói và thịt sườn), thịt bò (như thịt thăn chữ T, hay phần nạc lưng của bò).
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa nguyên kem thường chứa nhiều chất béo. Bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật nên hạn chế ăn các loại sữa và chế phẩm từ sữa sau: sữa nguyên kem, sữa chua chưa tách béo, pho mát chưa tách béo, bơ, các loại kem lạnh và thực phẩm dạng kem có nguồn gốc từ sữa, nước sốt dạng kem và sốt trộn làm từ sữa.

TOP 3 loại sữa dành cho người cắt túi mật

Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật chỉ nên sử dụng các loại sữa không chứa chất béo gồm có:

1/ Sữa chua tách béo

Sữa chua tách béo tốt cho bệnh nhân đã cắt túi mật

Sữa chua tách béo (hay còn gọi là yoghurt tách béo) là một loại sữa tươi được ủ lên men nên có dạng sền sệt. Sau khi được tách béo qua công nghệ ly tâm và thanh trùng ở nhiệt độ nhất định, thì sữa chua tách béo mới phù hợp để sử dụng.

Giá trị dinh dưỡng của sữa chua tách béo chỉ chứa tối đa khoảng 0,2g chất béo (tức khoảng 0% chất béo), tạo cho loại sữa này hương vị ít ngậy, không béo như vị nguyên thuỷ của sữa chua. Ngoài ra, sản phẩm này cũng chứa lượng cholesterol thấp, rất tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu uy tín tại Hoa Kỳ đã chỉ ra, chỉ số PDCAAS (Protein Digestibility Corrected Amino Acid Score) của sữa chua tách béo là 0,78. Đây là chỉ số giúp xếp hạng nguồn protein dựa trên mức độ đầy đủ các loại axit amin thiết yếu. Chỉ số này càng cao, thì nguồn protein càng có chất lượng cao, với số điểm tối đa là 1. Như vậy, sữa chua tách béo cũng giúp bổ sung lượng protein dồi dào để bổ sung cho bệnh nhân sau cắt bỏ túi mật.

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Các loại sữa dành cho người già bị cao huyết áp

2/ Sữa tách béo

Sữa tách béo tốt cho bệnh nhân đã cắt túi mật

Sữa tách béo (skimmed milk) có tên gọi khác là sữa tách kem, hoặc sữa gầy – là loại sữa nguyên chất đã được tách bỏ phần kem ra bằng phương pháp ly tâm. Sau đó, phần kem được tách riêng để sản xuất nên váng sữa.

Về đại thể, vì lượng chất béo đã được tách ra, nên sữa tách béo có hương vị không còn béo ngậy như sữa nguyên chất. Vì thế, đây được xem là một trong những loại sữa phù hợp dành cho người cắt túi mật.

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Người lớn ăn váng sữa có tốt không?

3/ Sữa đậu nành

Sữa đậu nành tốt cho bệnh nhân đã cắt túi mật

Sữa đậu nành là loại sữa có nguồn gốc từ thực vật nên chứa rất nhiều dinh dưỡng, hầu như không chứa chất béo bão hoà và cholesterol. Trong một cốc sữa đậu nành chỉ chứa 80 calo và khoảng 2g chất béo. Ngoài ra, sữa đậu nành cũng chứa khoảng 7g protein nạc, và chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá. Do đó, sữa đậu nành cũng phù hợp để sử dụng cho bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật.

>>> Xem thêm bài viết liên quan: TOP 5 loại sữa dành cho người thiếu máu não

Lưu ý trong việc xây dựng thực đơn cho người đã cắt túi mật

Bên cạnh các loại thực phẩm nên và không nên ăn, chúng ta cần lưu ý một số điều sau khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người đã cắt túi mật:

  • Sau khi phẫu thuật, người cắt bỏ túi mật có thể ăn thức ăn dạng lỏng, rồi sau đó mới nên chuyển sang dạng rắn. Điều này cần được thực hiện là để cơ thể của bệnh nhân cắt túi mật thích nghi tốt hơn.
  • Thuốc gây mê, sự gián đoạn hoạt động của các cơ quan, và việc dùng thuốc giảm đau có thể gây ra hiện tượng táo bón sau phẫu thuật. Người đã cắt túi mật nên uống 8 đến 10 cốc nước hàng ngày để giảm thiểu triệu chứng. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc nhuận tràng thẩm thấu để làm mềm phân, giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu và áp lực trên đường ruột.
  • Khi bắt đầu ăn thức ăn đặc trở lại, bạn cần ăn từng bữa nhỏ đều đặn, vào các giờ cố định trong ngày. Điều này sẽ giúp kích thích cơ thể điều chỉnh lại nhịp sinh học để thích nghi với việc không còn túi mật nữa, giúp việc tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn.
  • Tốt nhất nên tự chế biến và nấu các món ăn tại nhà,.hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp, đồ ăn bên ngoài. Bởi, các món ăn này thường chứa nhiều chất béo và muối – là các loại thực phẩm không phù hợp với bệnh nhân đã cắt túi mật.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin mà Nhà thuốc Việt muốn nhắn gửi tới bạn. Bệnh nhân đã cắt túi mật nên lưu ý đến các loại thực phẩm nên và không nên ăn, vì có thể gây kích ứng đường ruột. Ngoài ra, bạn nên tuân theo lời khuyên của bác sĩ để có thể nhanh chóng phục hồi để trở lại cuộc sống thường nhật. Bệnh nhân sau cắt túi mật bằng hình thức nội soi có thể về trong ngày, còn cắt túi mật với phương pháp mổ mở cần chờ từ 3 đến 5 ngày mới được xuất viện.

Cám ơn các bạn đã quan tâm, theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả, và đừng quên liên hệ các Dược sĩ Tư vấn của chúng tôi khi có bất kỳ thắc mắc nào nhé!

———————————————

>>> Xem thêm bài viết liên quan: TOP 7 loại sữa dành cho người loãng xương

———————————————

Hệ thống Nhà thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành vì sức khỏe của bạn và gia đình!

• Website: https://nhathuocviet.vn

• Hotline/Zalo: 0985508450

• Fanpage: https://fb.com/hethongnhathuocviet

• Địa chỉ chi nhánh 1: Số 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP HCM

• Địa chỉ chi nhánh 2: Số 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM

Đánh giá post

Bài viết khácXem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi