Thành phần của Thuốc Gaptinew 300mg điều trị động kinh
- Dược chất: 300 mg Gabapentin.
- Thành phần tá dược: Natri starch glycolat, Talc, Colloidal silicon dioxid.
- Dạng bào chế: Thuốc viên nang cứng số 1, nắp màu vàng đậm – thân màu vàng nhạt, bên trong – chứa bột thuốc màu trắng đến trắng ngà.
Chỉ định củaThuốc Gaptinew 300mg điều trị động kinh
Thuốc Gaptinew 300mg điều trị động kinh
Điều trị động kinh ở người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên:
- Gabapentin được chỉ định như liệu pháp hỗ trợ trong điều trị động kinh cục bộ có hoặc không có cơn co giật toàn thể tái phát.
- Gabapentin được chỉ định đơn trị liệu trong điều trị động kinh cục bộ, có hoặc không có cơn co giật toàn thể tái phát.
- Điều trị bệnh đau thần kinh ngoại biên: Gabapentin được chỉ định trong điều trị đau thần kinh ngoại biên như đau dây thần kinh trong bệnh đái tháo đường và đau dây thần kinh sau zona ở người lớn.
Chống chỉ định củaThuốc Gaptinew 300mg điều trị động kinh
Mẫn cảm với gabapentin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cách dùng của Thuốc Gaptinew 300mg điều trị động kinh
Thuốc dùng đường uống, có thể uống thuốc với một cốc nước đầy (khoảng 150ml). Thuốc có thể uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
Liều dùng của Thuốc Gaptinew 300mg điều trị động kinh
Tuỳ thuộc vào mục tiêu điều trị mà liều lượng sử dụng thuốc Gaptinew sẽ khác nhau:
- Động kinh cục bộ có hay không kèm theo cơn toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 300mg x 3 lần/ngày, có thể tăng lên, tối đa 3600mg/ngày, chia 3 lần. Thời gian giữa các liều không quá 12 giờ
- Hỗ trợ điều trị động kinh cục bộ có hay không kèm theo cơn toàn thể thứ phát ở trẻ 3-12 tuổi: 25-35 mg/kg/ngày, chia 3 lần
- Đau nguồn gốc thần kinh ở người lớn >18 tuổi: 300mg x 3 lần/ngày, tăng lên nếu cần, tối đa 3600mg/ngày
Tác dụng phục của Thuốc Gaptinew 300mg điều trị động kinh
Các phản ứng có hại được phân nhóm theo tần suất: Rất thường gặp (ADR≥ 1/10), thường gặp (1/100 SADR < 1/10), ít gặp (1/1.000 < ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10.000 SADR < 1/1.000), rất hiếm gặp (ADR < 1/10.000); không thể ước lượng tần suất được liệt kê “Chưa rõ tần suất”.
Nhiễm trùng và ký sinh trùng:
Nhiễm trùng và ký sinh trùng:
- Rất thường gặp: Nhiễm virus.
- Thường gặp: Viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng, viêm tai giữa.
Rối loạn máu và hệ bạch huyết:
- Thường gặp: Giảm bạch cầu.
- Chưa biết: Giảm tiểu cầu.
Rối loạn hệ thống miễn dịch:
- Ít gặp: Phản ứng dị ứng (ví dụ: Nổi mày đay).
- Chưa biết: Quá mẫn, hội chứng quá mẫn, phản ứng toàn thân với triệu chứng thay đổi có thể bao gồm sốt, phát ban, viêm gan, bệnh hạch bạch huyết, tăng bạch cầu ái toan và đôi khi có các dấu hiệu và triệu chứng khác.
Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa:
- Thường gặp: Chán ăn, tăng thèm ăn.
- Ít gặp: Tăng đường huyết (thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường).
- Hiếm gặp: Hạ đường huyết (thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường).
- Chưa biết: Giảm natri huyết.
Rối loạn tâm thần:
- Thường gặp: Biểu hiện thù địch, lẫn lộn và dễ thay đổi cảm xúc, trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ bất thường.
- Ít gặp: Kích động.
- Chưa biết: Ảo giác.
Rối loạn hệ thần kinh:
- Rất thường gặp: Buồn ngủ, chóng mặt, mất điều hòa.
- Thường gặp: Co giật, tăng động, chứng loạn vận ngôn, mất trí nhớ, run, mất ngủ, nhức đầu, các cảm giác như dị cảm, giảm cảm giác, phối hợp bất thường, rung giật nhãn cầu, tăng, giảm hoặc mất phản xạ
- Ít gặp: Giảm chức năng vận động, sa sút tinh thần.
- Hiếm gặp: Mất ý thức.
- Chưa biết: Các rối loạn vận động khác (ví dụ: Múa vờn, loạn vận động, loạn trương lực cơ).
Rối loạn mắt:
- Thường gặp: Rối loạn thị giác như giảm thị lực, nhìn đôi.
Rối loạn tai và tai tri giác:
- Thường gặp: Chóng mặt.
- Chưa biết: Ù tai.
Rối loạn tim:
- Ít gặp: Đánh trống ngực.
Rối loạn mạch máu:
- Thường gặp: Tăng huyết áp, giãn mạch.
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất:
- Thường gặp: Khó thở, viêm phế quản, viêm họng, ho, viêm mũi.
Rối loạn tiêu hóa:
- Thường gặp: Nôn mửa, buồn nôn, bất thường về răng, viêm nướu, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, táo bón, khô miệng hoặc họng, đầy hơi.
- Chưa biết: Viêm tụy.
Rối loạn gan mật:
- Chưa biết: Viêm gan, vàng da.
- Rối loạn da và mô dưới da:
- Thường gặp: Phù mặt, ban xuất huyết thường được mô tả như bầm tím do chấn thương thể chất, phát ban, ngứa, mụn trứng cá.
- Chưa biết: Hội chứng Stevens-Johnson, phù mạch, ban đỏ đa dạng, rụng tóc, phát ban do thuốc với triệu chứng tăng bạch cầu ưa acid và các triệu chứng toàn thân.
Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương:
- Thường gặp: Đau khớp, đau cơ, đau lưng, co giật cơ.
- Chưa biết: Tiêu cơ vân, giật rung cơ.
Rối loạn thận và tiết niệu:
- Chưa biết: Suy thận cấp, tiểu không kiềm chế.
- Rối loạn hệ thống sinh sản và vú:
- Thường gặp: Liệt dương.
- Chưa biết: Phì đại tuyến vú, vú to ở nam giới, rối loạn chức năng tình dục (bao gồm thay đổi ham muốn tình dục, rối loạn xuất tinh và mất khoái cảm).
Rối loạn tổng quát và tình trạng tại nơi dùng thuốc:
- Rất thường gặp: Mệt mỏi, sốt.
- Thường gặp: Phù ngoại vi, dáng đi bất thường, suy nhược, đau, khó ở, hội chứng cúm.
- Ít gặp: Phù toàn thân.
- Chưa biết: Triệu chứng cai thuốc (chủ yếu lo lắng, mất ngủ, buồn nôn, đau, đổ mồ hôi), đau ngực. Đã có báo cáo về các trường hợp tử vong đột ngột chưa giải thích được, nguyên nhân có liên quan với việc điều trị bằng gabapentin chưa được xác định.
Xét nghiệm:
- Thường gặp: Giảm bạch cầu, tăng cân.
- Ít gặp: Xét nghiệm chức năng gan tăng SGOT (AST), SGPT (ALT) và bilirubin.
- Chưa biết: Tăng creatin phosphokinase máu.
Thương tích và nhiễm độc:
- Phổ biến: Thương tích bất ngờ, gãy xương, trầy da.
- Ít gặp: Ngã.
Khác:
- Các trường hợp viêm tụy cấp khi điều trị với gabapentin đã được báo cáo. Nguyên nhân do gabapentin chưa rõ.
- Ở bệnh nhân thẩm phân máu do suy thận giai đoạn cuối, chứng đau cơ với nồng độ creatine kinase tăng cao đã được báo cáo.
- Nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, co giật và viêm phế quản chỉ được báo cáo trong các nghiên cứu lâm sàng ở trẻ em. Ngoài ra, trong các nghiên cứu lâm sàng ở trẻ em, thường có báo cáo về hành vi hung hăng và tăng động.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
- Mất phối hợp vận động thường liên quan đến liều dùng. Nếu giảm liều mà không đỡ, phải ngừng thuốc.
- Nếu nghi ngờ có hội chứng Stevens- Johnson, phải ngừng thuốc.
- Không nên dừng thuốc đột ngột vì có thể làm tăng tần suất các cơn động kinh. Trước khi ngừng thuốc hoặc chuyển sang sử dụng thuốc chống động kinh khác cần phải giảm liều từ từ trong vòng ít nhất là 7 ngày.
Lưu ý khi dùng Thuốc Gaptinew 300mg điều trị động kinh
- Giảm liều hoặc ngưng thuốc phải được thực hiện trong tối thiểu 1 tuần ở chỉ định điều trị động kinh
- Nếu bệnh nhân bị viêm tuỵ cấp khi điều trị bằng gabapentin, phải xem xét việc ngưng dùng gabapentin
- Gabapentin không được xem là có hiệu quả chống lại cơn động kinh toàn thể nguyên phát như cơn vắng ý thức và có thể làm trầm trọng hơn co giật ở một số bệnh nhân, vì vậy gabapentin nên được sử dụng cẩn thận đối với bệnh nhân có co giật hỗn hợp, bao gồm cả cơn vắng ý thức
- Bệnh nhân cần điều trị đồng thời với opioid nên được theo dõi cẩn thận để nhận biết các dấu hiệu ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS) như buồn ngủ, an thần và suy hô hấp.
- Hiệu quả của liệu pháp điều trị lâu dài với gabapentin (trên 36 tuần) đối với học tập, trí thông minh và sự phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên chưa được nghiên cứu đầy đủ. Lợi ích của điều trị kéo dài phải được cân nhắc so với những nguy cơ tiềm ẩn của liệu pháp này.
- Thuốc Gaptinew 300mg có thành phần chính là gabapentin thường được sử dụng để điều trị bệnh lý động kinh hoặc đau thần kinh. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
Bảo quản Thuốc Gaptinew 300mg điều trị động kinh
Để ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ẩm và ánh sáng.
Quy cách đóng gói Thuốc Gaptinew 300mg điều trị động kinh
Hộp x 3 vỉ x 10 viên nang.
Hạn sử dụng Thuốc Gaptinew 300mg điều trị động kinh
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nhà sản xuấtThuốc Gaptinew 300mg điều trị động kinh
Dược phẩm Agimexpharm.
>>> Thông tin liên quan: Depakine chrono 500 mg – Thuốc điều chỉnh và dự phòng rối loạn cảm xúc, Pháp
Lưu ý: Sản phẩm này là thuốc, chúng tôi chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân và thân nhân không được tự ý sử dụng thuốc.