Thành phần
Công thức:
Nhôm oxyd 400 mg (Dưới dạng Nhôm hydroxyd gel), Magnesi hydroxyd 800,4mg (Dưới dạng Magnesi hydroxyd paste), Simethicon 80 mg.
Tá dược: Bột hương cam, Vanilin, Menthol, Aspartam, Methyl paraben, Sorbitol, Ethanol 96%, Nước tinh khiết vừa đủ 10 g.
Công dụng (Chỉ định)
– Làm dịu các triệu chứng do tăng acid dạ dày (chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu do tăng acid)
– Tăng acid dạ dày do loét dạ dày, tá tràng.
– Phòng và điều trị loét dạ dày và chảy máu dạ dày tá tràng do stress.
– Điều trị chứng trào ngược dạ dày-thực quản.
Hỗn dịch uống TenamydGel SM
Cách dùng – Liều dùng
– Liều dùng tối đa khuyến cáo để chữa triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, không nên dùng quá 2 tuần, trừ khi có lời khuyên hoặc giám sát của thầy thuốc.
– Để dùng trong bệnh loét dạ dày-tá tràng, cần uống thuốc 1-3 giờ sau các bữa ăn để đạt đầy đủ tác dụng chống acid và khi đi ngủ để kéo dài tác dụng trung hòa. Có thể uống thêm liều thuốc để đỡ đau.
Vì không có mối liên quan giữa hết triệu chứng và lành vết loét, cần uống tiếp tục thuốc chống acid ít nhất 4-6 tuần sau khi hết triệu chứng.
Hướng dẫn sử dụng: cắt gói theo đường gạch chấm chỉ dẫn, đổ hết thuốc vào cốc và uống theo liều lượng như sau:
– Điều trị loét dạ dày:
Trẻ em:
Uống 1/3 -1 gói, 3-6 giờ/lần hoặc 1-3 giờ sau các bữa ăn và khi đi ngủ.
Người lớn:
Uống 1- 3 gói, 3-6 giờ/lần hoặc 1-3 giờ sau các bữa ăn và khi đi ngủ.
– Phòng chảy máu đường tiêu hóa:
Trẻ nhỏ: uống 1/3 gói, 1-2 giờ/lần
Trẻ lớn: uống 1/3-1 gói, 1-2 giờ/lần
Người lớn: uống 2-4 gói, 1-2 giờ/lần
– Kháng acid:
Người lớn uống 2 gói vào lúc 1-3 giờ sau các bữa ăn và khi đi ngủ
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
– Người mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc chế phẩm có chứa nhôm, magnesi.
– Giảm phosphat máu
– Trẻ nhỏ tuổi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm, đặc biệt ở trẻ bị mất nước hoặc bị suy thận.
– Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Cần thận trọng Tenamydgel SM với người có suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan và chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa
Người cao tuổi, do bệnh tật hoặc do điều trị thuốc có thể bị táo bón và phân rắn, cần thận trọng về tương tác thuốc.
Kiểm tra định kỳ nồng độ phosphat máu trong quá trình điều trị lâu dài.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
– Giảm phosphat máu đã xảy ra khi dùng thuốc liều cao kéo dài.
– Ngộ độc nhôm và nhuyễn xương có thể xảy ra ở người có hội chứng urê máu cao
– Thường gặp: Có thể xảy ra táo bón chát miệng, cứng bụng, phân rắn, buồn nôn, nôn, phân trắng.
– Ít gặp: giảm phosphat máu, giảm magnesi máu
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác với các thuốc khác
– Là thuốc kháng acid nên có thể làm thay đổi hấp thu của các thuốc. Uống đồng thời với tetracyclin, digoxin, indomethacin, muối sắt, Isoniazid, allopurinol, benzodiazepin, corticosteroid, penicilamin, phenothiazin, ranitidin, ketoconazol, itraconazol có thể làm giảm hấp thu các thuốc này. Cần uống các thuốc này cách xa thuốc kháng acid.
– Thuốc kháng acid làm tăng hấp thu với Dicumarol, pseudo-ephedrin, Diazepam.
– Thuốc kháng acid làm tăng pH nước tiểu, làm giảm thải trừ các thuốc bazơ yếu như amphetamin, quinidin, làm tăng thải trừ các thuốc acid yếu như Aspirin.
Quá liều
Có thể xảy ra ỉa chảy do magnesi hoặc táo bón do nhôm khi sử dụng quá liều
Xử trí: Ngưng thuốc và cần uống nhiều nước.
Lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng.
Thai kỳ và cho con bú
Thời kỳ mang thai:
Thuốc được coi là an toàn miễn là tránh dùng liều cao kéo dài
Thời kỳ cho con bú:
Mặc dù một lượng nhỏ nhôm được bài tiết qua sữa mẹ nhưng nồng độ không đủ gây tác hại đến trẻ bú sữa mẹ
Bảo quản
Nơi khô thoáng dưới 30°C, tránh ánh sáng
Quy cách đóng gói
Gói giấy nhôm 10g. Hộp 20 gói