THÀNH PHẦN:
Mỗi viên nang cứng chứa:
– Kẽm (dưới dạng kẽm gluconat 105 mg) 15 mg
– Tá dược: Lactose, Starch 1500, Natri starch glycolat, Magnesi stearat, Colloidal silicon dioxid A200, Nang cứng gelatin (số 4).
DẠNG BÀO CHẾ:
Viên nang cứng.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI:
Hộp 3 vỉ x 10 viên
DƯỢC LỰC HỌC:
Nhóm dược lý: Chế phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Mã ATC: D10BX.
Kẽm là một yếu tố quan trọng của dinh dưỡng và có mặt trong đa số các loại thực phẩm. Nó là một thành phần của nhiều hệ thống men và được hiện diện trong tất cả các mô. Những biểu hiện của sự thiếu hụt kẽm bao gồm chậm tăng trưởng và sự phát triển nhanh của các
khuyết tật mô như da, hệ miễn dịch và màng nhầy ruột. Các dung dịch muối kẽm được sử dụng bổ sung thiếu kẽm, như trong các chứng hấp thu kém, trong thời gian nuôi không qua đường ruột, các tổn thương cơ thể (chấn thương, bỏng, mất protein) và trong viêm da đầu chi do đường ruột (rối loạn di truyền học hiếm đặc thù của thiếu kẽm nghiêm trọng). Chúng được sử dụng số lượng lớn trong điều trị thiếu hụt kẽm.
Kẽm gluconat hoạt động trên thành phần kháng viêm của mụn trứng cá. Nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng thuốc không gây ra phản ứng dị ứng ánh sáng hay nhiễm độc ánh sáng. Điều trị mụn trứng cá có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
DƯỢC ĐỘNG HỌC:
Kẽm hấp thu kém qua đường ruột và được giảm bớt trong chế độ ăn uống có các phytat. Sinh khả dụng của kẽm thay đổi rộng rãi giữa những nguồn khác nhau theo chế độ ăn uống, nhưng khoảng 20%-30%. Kẽm phân bố khắp cơ thể, tập trung cao nhất trong bắp thịt, xương, da, mắt và những chất lỏng tuyến tiền liệt. Kẽm được bài tiết chủ yếu qua phân, một lượng nhỏ thải trừ qua nước tiểu và mồ hôi.
CHỈ ĐỊNH:
Bổ sung kẽm cho cơ thể trong các trường hợp:
– Hội chứng kém hấp thu kẽm.
– Nhu cầu cơ thể tăng: Chấn thương, bỏng, mất protein.
– Tiêu chảy cấp tính và mạn tính.
– Trẻ em suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
– Phụ nữ có thai.
– Viêm mụn trứng cá mức độ nghiêm trọng vừa.
– Viêm da đầu chi do đường ruột.
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG:
Cách dùng:
Dùng uống, uống thuốc một giờ trước hoặc hai giờ sau khi ăn.
Lưu ý: Nên giảm liều khi triệu chứng lâm sàng đã được cải thiện. Việc dùng thuốc nên chia liều thành 1-2 lần/ngày.
Liều dùng:
– Bổ sung kẽm cho cơ thể: 1 – 3 viên/lần x 3 lần/ngày.
– Tiêu chảy cấp tính, mạn tính: 1 viên/ngày.
– Trẻ em suy dinh dưỡng, chậm phát triển: 1 viên/ngày.
– Phụ nữ có thai: 1 – 2 viên/ngày.
– Viêm mụn trứng cá mức độ nghiêm trọng vừa: 2 viên/lần/ngày (tương đương với 30 mg kẽm kim loại) uống thuốc vào buổi sáng lúc bụng đói với một ly nước.
– Viêm da đầu chi do đường ruột với trẻ nhỏ, chưa đến tuổi dậy thì: Duy trì liều hằng ngày, ít nhất cho đến tuổi dậy thì, 1 viên/ngày. Điều trị tiếp tục nên được theo dõi một cách chặt chẽ về nguy cơ tái phát. Tại thời điểm dậy thì, có thể tăng liều lượng 2 viên mỗi ngày nếu cần thiết. Sau thời kỳ này, có thể quay trở lại 1 viên mỗi ngày, dưới sự kiểm soát nồng độ kẽm trong máu.
– Dạng bào chế của thuốc không phù hợp với trẻ nhỏ.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC:
Bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase hoặc kém hấp thu glucose hoặc galactose (di truyền hiếm gặp).
Phụ nữ có thai và cho con bú:
* Thời kỳ mang thai:
– Viêm da đầu chi do đường ruột, bổ sung kẽm là điều cần thiết và cần được dùng trong thời kỳ mang thai.
– Mụn trứng cá trong 3 tháng đầu mang thai cần tránh sử dụng thuốc. Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, có thể sử dụng thuốc, nhưng liều lượng của kẽm cần xem xét (tham khảo ý kiến bác sĩ).
* Thời kỳ cho con bú:
– Viêm da đầu chi do đường ruột, sử dụng kẽm là cần thiết và cần được tiếp tục trong thời gian cho con bú.
– Mụn trứng cá, việc sử dụng thuốc cho người phụ nữ cho con bú là có thể, nhưng liều lượng kẽm cần xem xét (tham khảo ý kiến bác sĩ).
– Cho đến nay, chưa có báo cáo về tác dụng không mong muốn ở trẻ em mà các bà mẹ đã sử dụng liều uống 30 mg kẽm/ngày trong thời kỳ cho con bú.
Ảnh hưởng của thuốc đối với công việc (người vận hành máy móc, đang lái tàu xe, người làm việc trên cao và các trường hợp khác):
Thuốc không ảnh hưởng khi lái xe, vận hành máy móc và đối với người làm việc trên cao.
TƯƠNG TÁC CỦA THUỐC VỚI CÁC THUỐC KHÁC VÀ CÁC LOẠI TƯƠNG TÁC KHÁC:
– Cyclin, fluoroquinolon: Kẽm làm giảm sự hấp thu của tetracyclin hoặc fluoroquinolon. Kẽm nên được dùng cách xa cyclin hoặc fluoroquinolon (hơn 2 giờ, nếu có thể).
– Sắt và calci: Kẽm làm giảm sự hấp thu của sắt hoặc calci. Kẽm nên dùng cách xa với sắt (hơn 2 giờ, nếu có thể).
– Sitrontium: Kẽm làm giảm sự hấp thu của sitrontium. Kẽm nên dùng cách xa với sitrontium (hơn 2 giờ, nếu có thể).
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR):
Biểu hiện chủ yếu đường tiêu hóa có thể được quan sát thấy ở mức độ thấp và thoáng qua.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:
Xác suất của nhiễm độc cấp tính là không, vì vậy việc điều trị bằng các muối calci EDTA hoặc acid phytic chỉ được ghi nhận trong các báo cáo. ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN: Nơi khô, nhiệt độ dưới 30 °C, tránh ánh sáng.
HẠN DÙNG CỦA THUỐC:
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
NHÀ SẢN XUẤT:
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Y tế Domesco
Địa chỉ: Số 346 đường Nguyễn Huệ, Phường Mỹ Phú, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp